Nhà văn Trang Thế Hy tên thật là Võ Trọng Cảnh, sinh ngày
29 tháng 10 năm 1924, quê quán ở Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông
tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làm cán bộ văn hoá thông
tin, tuyên huấn; từng bị địch bắt giam năm 1962.
Sau ngày đất nước thống nhất, ông về sống và làm việc tại
Thành phố Hồ Chí Minh hơn 15 năm, về hưu năm 1992, rồi “đi chỗ khác chơi” - ẩn
cư tại quê hương Bến Tre.
Nhà văn Trang Thế Hy còn có các bút danh khác: Phạm Võ,
Văn Phụng Mỹ, Triều Phong, Vũ Ái, Văn, Minh Phẩm. Ông là một trong những nhà
văn đương đại hàng đầu của văn chương Nam Bộ nửa sau thế kỷ XX và đầu thế kỷ
XXI.
Ông từng là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Thành phố Hồ
Chí Minh; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; và hiện là Chủ tịch danh dự Hội Văn học
nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre.
Nhà văn Trang Thế Hy đã từ trần vào lúc 0g50 ngày
08.12.2015 tại Bến Tre và được an táng tại quê nhà.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Nắng đẹp miền quê ngoại (truyện ngắn,
1964)
- Mưa ấm (tập truyện ngắn, 1981)
- Người yêu và mùa thu (truyện ngắn, 1981)
- Vết thương thứ mười ba (tập truyện, 1989)
- Tiếng khóc và tiếng hát (truyện ngắn, 1993)
- Nợ nước mắt và những truyện ngắn khác (tập truyện ngắn, 2000)...
- Mưa ấm (tập truyện ngắn, 1981)
- Người yêu và mùa thu (truyện ngắn, 1981)
- Vết thương thứ mười ba (tập truyện, 1989)
- Tiếng khóc và tiếng hát (truyện ngắn, 1993)
- Nợ nước mắt và những truyện ngắn khác (tập truyện ngắn, 2000)...
- Đắng và ngọt (tập thơ, 2009)
Giải thưởng văn học:
- Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ
giải phóng miền Nam (1960-1965) cho truyện ngắn Anh Thơm Râu Rồng.
- Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện Tiếng khóc và tiếng hát.
- Tặng thưởng loại A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2001cho tập truyện Nợ nước mắt...
- Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 với tập truyện Tiếng khóc và tiếng hát.
- Tặng thưởng loại A của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2001cho tập truyện Nợ nước mắt...
Quan niệm văn học:
- “Tôi nghe đó (từ câu chuyện của chị bán thuốc lá) là lời
răn dạy rất nghiêm có giá trị thức tỉnh cao của một hiện thực đau buồn nhắc nhở
người cầm bút đừng bao giờ đánh mất cái điểm tựa đáng tin cậy của mình là nỗi
đau khổ lớn của số đông thầm lặng”.
Theo NVTPHCM
Nhà văn Trang Thế
Hy