Tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ Khoa Ngữ văn
Trường đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, nay là Khoa Văn học -
ngôn ngữ Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ
Chí Minh. Từng làm phóng viên - biên tập viên tạp chí Kiến
Thức Ngày Nay, Chủ biên tờ Đương Thời (trước
đây là Người Đương Thời).
Uỷ viên Ban Chấp hành - Trưởng ban Nhà văn trẻ kiêm
phụ trách báo chí - truyền thông Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh
khoá VI (2010-2015), Chủ biên website nhavantphcm.com.vn.
Phó Chủ tịch - Thường trực Hội kiêm Chủ tịch Hội đồng Thơ
- Hội Nhà văn TP.HCM khoá VII (2015-2020), Chủ biên website nhavantphcm.vn -
nhavantphcm.com.vn.
Từ ngày 01.01.2015, nhà thơ Phan Hoàng còn là Chủ nhiệm
Văn phòng miền Nam báo Văn Nghệ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Tượng tình (thơ 1995)
- Hộp đen báo bão (thơ 2002)
- Chất vấn thói quen (thơ 2012, tái bản
2015)
- Bước gió truyền kỳ (trường ca 2016)
- Phỏng vấn Tướng lĩnh Việt Nam (3 tập
1997-2000, tái bản 4 lần)
- Phỏng vấn Người Sài Gòn (2 tập
1998-1999)
- Phỏng vấn Người Hà Nội (2 tập
1999-2000, tái bản 2 lần)
- Dạ, thưa thầy! (2 tập 2000-2002, tái bản
2 lần)
- Sài Gòn đất lành chim đậu (ký sự nhân
vật tập I-2016, tái bản 1 lần 2016; tập II-2018)
- Sài Gòn đất thiêng khí tụ (ký sự nhân
vật 2017, tái bản 1 lần 2018)
- Sài Gòn ngọt từ da thịt ngọt ra (tản
văn 2018)
Giải thưởng:
- Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012 cho tập
thơ Chất vấn thói quen.
- Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM năm 2012 với tập
thơ Chất vấn thói quen.
- Giải ba cuộc thi thơ nhạc Đây biển Việt Nam với hai bài
thơ Mặt trời trong ngôi nhà đầy sóng đầy gió, Gió hợp hôn đất nước,
do Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và báo VietNamNet tổ chức năm
2011-2012.
- Giải tư thơ tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm
2003-2004 với bài Bước gió truyền kỳ.
- Giải nhì thơ sinh viên - học sinh Thành phố Hồ Chí Minh
năm 1989 với bài Áo trắng trong mơ.
- Giải nhất bút ký báo Khoa Học & Đời Sống năm
1998 với bài Khi nhà thơ làm kinh tế.
Quan niệm về văn học:
Thi ca đối với tôi là một không gian thẩm mỹ riêng, một
thế giới thiêng liêng để tôi được đắm chìm vào đó, tìm thấy vẻ đẹp của con người
quá khứ lẫn hiện tại, tự phát hiện bản thể chính mình. Nhà thơ phải biết náu
mình để cho cái đẹp thi ca lên tiếng.
Theo NVTPHCM
Nhà thơ Phan Hoàng
Nhà thơ Phan Hoàng ở Gia Lai 2016
Nhà thơ Phan Hoàng với con trai Phan Hoàng Phan