Nhà thơ Lê Thị Kim
Duyên thơ và nhạc
Khi gặp Lê Thị
Kim mới đây, ởtuổi 62, tôi mới hay chị còn là một phụ nữ đẹp và rất có
duyên. Nét duyên ấyđánh át tất cả những hình dung mà mọi người đã thông báo cho tôi. Lúc này tôi chỉ
còn nhớ thuở nào, có anh chàng say ngắm nhìn chị, với tình cảm kỳ lạ qua ánh mắt
hết sức ám ảnh, đến nỗi đêm về chị phải làm một bài thơ để thầm đền đáp cho chàng trai chẳng bao giờ có
thể gặp lại. Đó là bài thơ Đừng nhìn em nhưthế. Nó đã trở thành mốc son cho con đường
thơ ca của Lê Thị Kim sau này. Đặc biệt là sau đó, bài thơ ngay lập tức được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ thành
bài hát nổi tiếng qua giọng hát của ca sĩ Thu Hiền. Và thật không ngờ, bài thơ
này cònđược thêm 4 nhạc sĩ khác cùng phổ, mỗi người một phong cách khác nhau. Bài thơ đã trở
thành hiện tượng của những năm đầu
thập niên 80. Dường như nhiều bạn trẻthuở đó đều nhớ đến khổ thơ mở đầu ca
khúc: “Đừng nhìn em như thế/Cháy
lòng em còn gì/Sự nồng nàn của bể/Cuốn mất hồn em đi…”. Điểm nhấn của
bài thơ là đôi mắt, đó là nơi dễ khiến
người ta xiêu lòng nhất.
Lại có chuyện, chợt nhớ chịkể, có lần khi đến nhà nhạc sĩ
Hoàng Hiệp để đưa bài thơ Hư ảo tình
ta, nhờ ông phổ nhạc. Nhưng khi ra về,
bất ngờ gặp nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Ông hỏi nhà thơtrẻ Lê Thị Kim có bài thơ
nào mới để phổ nhạc không. Ai dè, Lê Thị Kim nói có và ngồi ngay tại chỗ làm một
bài thơ với ý tứ vừa lóe sáng trong đầu. Vừa nghĩvừa chép ra, như trời
xui đất khiến vậy. Đúng hai mươi phút sau, Lê Thị Kim hoàn thành bài thơ Vu vơ. Và cũng thật như có cơ duyên hẹn
trước, ngay lúc đó, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu cầm bài thơ còn nóng con chữ,
rồi hát luôn một giai điệu vui và tình tứ mang phong vị trẻ trung như một bông hoa phô bày chùm âm thanhđẹp hòa
sắc với thiên nhiên. Có thể nói ít có những sự giao cảm lạ lùng giữa thơ và nhạc nhanh như hai dòng điện vậy.
Sau này, ca khúc Vu vơ được nhiều ca
sĩ trẻ biểu diễn trong một thời gian dài. Mở đầu cho một vệt nhạc và thơ Lê ThịKim
được nhiều ca sĩ chọn lựa trong các đêm diễn. Cái tên Lê Thị Kim càng được khẳng
định trong giới yêu thơ của TP. Hồ Chí Minh từ đó.
Duyên thơ của
Lê Thị Kim ngày càng được nhiều nhạc sĩ phổ thành bài hát. Trong số đó có nhiều
nhạc sĩ nổi tiếng như Hoàng Hiệp, Trương Tuyết Mai, Phạm Trọng Cầu, Vũ Hoàng,
Quỳnh Hợp, Quốc Bảo, Hoàng Cương, Giao Tiên…Có thể nói Lê Thị Kim là người được
nhạc sĩphổ thơ nhiều nhất hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh nếu không nói chị đã
đánh dấu kỷlục gần một trăm bài thơ
được phổ nhạc. Đã có lần chị chọn lọc 20 nhạc phẩm phổthơ của mình để cho các ca sĩ chuyên nghiệp
hát trong buổi trình diễn thơ và nhạc
Lê Thị Kim tại TP. Hồ Chí Minh. Chị có quan niệm về sáng tác thơ rất độc
đáo:“Làm thơ là đi ngược chiều gió, là leo lên đỉnh tuyết. Không biết điều bất
ngờnào đang ở phía trước”.
Tôi lại hình
dung quan niệmấy của chị về thơ ca
chính là câu chuyện của cuộc đời rất truân chuyên của chịkhi phải đi ngược chiều
gió phong ba, bão táp của cuộc đời. Bởi cậu con trai của chị phải vất vả
từng bước đi trên tay nạng, khi lâm bệnh; cùng với đó là sự đột ngột ra đi của
người chồng yêu dấu - người mà chị
nương tựa trong lúc cơhàn nhất và cũng là người tạo nên những nguồn cảm hứng
thơ ca trong hàng chục năm chung sống. Thơ cũng như cuộc đời của Lê Thị Kim đều
phải leo lên đỉnh núi tuyết để tìm đến ánh sáng mặt trời ấm áp.
Có thể chính vì thế mà thơcủa Lê Thị Kim có những điều mới lạ đối với bạn đọc. Sự dịu dàng cùng với
độmẫn cảm đến bất ngờ. Những nhạc điệu bỗng vang lên trong từng câu thơ nồng
nàn, thể hiện tình yêu với cuộc sống. Phải chăng vì thế cái duyên âm nhạc
đến với thơ của Lê Thị Kim có sẵn trong từng câu thơ đầy sức quyến rũ của chị. Và chịcũng đã từng
được chọn là một trong hai nhà thơ
được các bạn trẻ yêu thích nhất năm 1990 do báo Tuổi Trẻ tổ chức cũng vì
lẽ đó. Đồng thời, chị đoạt danh hiệu“Người phụ nữ tài năng” của TP. Hồ Chí Minh
năm 1990. Và cũng chính thời điểm này chị còn là nhà thơ nữ đầu tiên của TP. Hồ Chí Minh, sau ngày Sài Gòn
giải phóng, được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Hạnh phúc như sờ thấy được!
Đó là sự ngộ
ra rất ẩn ý của Lê Thị Kim khi cầm cây cọ. Chị vẽ như lên đồng trong suốt một năm với tất cả sự đam
mê, bất chấp mọi thứ lý luận có ở trên đời. Thật kỳ lạ, cái mầm của đường
nét, màu sắc tự ùa đến, chị vẽ và vẽ không hề biết mình theo một trường phái nào và khởi động một cách thật sự
bản năng, tự nhiên theo một đường dẫn vô thường của tâm linh mách bảo. Liên
miên, đó là những đêm thức trắng với hình tượng trong tranh và những màu tím trong suốt. Ngờ
đâu, tranh của Kim, như một số họa sĩ nhận xét, đằm thắm và tinh tế. Rồi ít người
tưởng tượng nổi, vì ngay sau đó, kẻ “bôi sĩ” này dám mở một cuộc triển
lãm cá nhân năm 1993 với một sự tự tinđến kỳ lạ. Lại càng khó hình dung hơn nữa khi Lê Thị Kim bày 38 bức tranh sơn
dầu nhưng đã “bị” nhiều khách niêm phong ký tên mua liền 22 tác phẩm. Một
thành công hiếm thấy ở một họa sĩ nữ lần đầu tiên bày tranh. Và thế là người ta làmđơn sẵn để đưa nhà thơ Lê Thị
Kim ký tên xin vào Hội Mỹ thuật TP, nhưng chịkhông dám ký, vì nghĩ rằng mình chỉ liều chơi với màu sắc vậy thôi.
Hình tượng cô gái áo tím ngày nào khi học ở trường
Gia Long, luôn luôn ám ảnh tạo nên một cảm quan sâu sắc trong thơ và tranh của
Lê Thị Kim. Sau đó là những triển lãm riêng lần thứ hai và ba ở TP. Hồ
Chí Minh (1995) và ở Mỹ (năm 2002), tranh của chị vẫn lấy chủ đạo màu tím trong
hình tượng hay trong cảm xúc, ẩn giấu
những nỗi niềm buồn vui, đau khổ, thất vọng cũng như sự khao khát cháy bỏng vượt
qua những đổ vỡ,mất mát trong cuộc sống. Lê Thị Kim đã dựng nghiệp từ những
thành công của màu sắc. Lần này, họ lại làm đơn và ký sẵn, thúc chị ký tên để
vào Hội Mỹ thuật TP.Đây là một hiện tượng rất lạ trong giới Mỹ thuật TP khi chị hai lần được mời vào Hội một
cách “sát sạt” đến vậy.
Nhà thơ Lê Thị
Kim coi việc cầm cọ như một sự giải thoát. Tính đến nay, chị đã bán được
tới 200 bức tranh; một kết quả rất khả quan đối với một người tay ngang ở tuổi
43. Sau này, khi bước sang lãnh
địa kinh doanh địa ốc, chị đã có những day dứt khôn cùng vì chuyện mưu sinh và cứu rỗi những gì mất mát
trong cuộc đời. Ấy thế rồi, đời người có được mấy cái mười năm. Mười năm làm thơ. Thành công! Mười năm vẽtranh. Thành
công! Và mười năm kinh doanh. Cũng thành công! Nhưng giờ đây, mọi chuyện đã
đóng băng với đất cát. Chị rối bời trước sự lựa chọn, như ngày nào chị đã viết
những câu thơ chân thực trong bài
Chông chênh. Nhưng rồi thơ lại thúc giục chị. Sắc màu lại lên tiếng kêu gọi khi
chị vẫn ngày đêm vẽ và phụtrách CLB họa sĩ nữ Ngân Hà của TP. Hồ Chí Minh.
Mới đây nhất,
trong triển lãm vào tháng 10/2012, chị đã trưng bày tác phẩm Đốm lửa hy vọng, vẫn với phong
cách thực, ảo đan xen, bức tranh của chị thể hiện sức vượt lên những vấp ngã,
khốn khó và bất hạnh. Ẩn sau hình tượng
là những đốm lửa hy vọng và đó là điểm tựa cho ý chí tồn tại và tràn ngập
niềm tin. Ngắm bức tranh mới của chị tôi chợt nhớ đến những câu thơ rất đời và
cũng rất bay bổng của Lê Thị Kim. Bởi chịlàm thơ: “Để dấu trong hư ảo/Nửa vầng trăng không đầy/Để dấu trong hư ảo/Mảnh tình
gày xót xa”. Còn chị vẽ: “Để trái tin hoang mạc/Thôi khóc cười bơ vơ/Thắp cho
mình ngọn lửa/Thánh thiện và ước
mơ”.
Hiện tại, chị
vẫn phải tiếp tục “đi ngược chiều gió” với từng bước chân của người con trai hướng
tới chân trời mới với nhiều hy vọng cùng những điều mới lạ còn ở phía trước. Bông hoa tím ngày nào vẫn ám ảnh
trong thơ và tà áo tím vẫn dịu dàng tạo nên độ cong huyền ảo trong tranh Lê Thị
Kim. Bởi vẻ đẹp của sự “thánh thiện và ước mơ” luôn luôn tràn ngập trong tâm hồn
nữ sĩ.
CHUNG TỬ
Theo SK&ĐS