Hình bóng cơ sở hạ tầng
Nhiều người
yêu văn chương có lương tri lo lắng về nền văn chương Việt Nam hiện nay. Bộ mặt
của nó vô cùng phức tạp, muôn hình vạn trạng, những đường nét tươi sáng
xen lẫn những gam màu xám tối. Thực ra, không có gì phải quá lo lắng cả. Văn
chương Việt Nam đang sinh sôi và phát triển tương đối bình thường trên
một nền kinh tế thị trường. Tất nhiên nó có những điều thái quá cần phải ngăn
chặn, phải uốn nắn.
Hàng nghìn
năm văn chương nước nhà được xây dựng trên nền tảng đạo lý và nhân nghĩa bởi nền
sản xuất kinh tế tự cung tự cấp là chính. Nền tảng này được đúc kết trong câu mở
đầu bài Cáo bình Ngô do Nguyễn Trãi soạn thảo để đức vua Lê Lợi đọc: "Việc
nhân nghĩa cốt ở yên dân". Nền văn chương Việt Nam hàng nghìn năm đều thấm
nhuần đạo lý ấy. Cho đến cách đây hơn nửa thế kỷ nhà thơ Tố Hữu viết: "Có gì đẹp trên đời hơn
thế/ Người yêu người sống để yêu
nhau". Cả nghìn năm, con người sống coi trọng tình nghĩa, và văn
chương thì thể hiện tình nghĩa của con người. Sự tích trầu cau, Phạm Tải Ngọc Hoa, Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều, Lục
Vân Tiên... đều lấy tình nghĩa làm nền tảng. Đi đôi với nội dung ấy,
hình thức văn chương cũng đơn thuần và sáng rõ.
Nhưng hơn ba
thập niên nay, nền kinh tế thị trường và cơn lốc toàn cầu hóa đã làm
thay đổi tất cả. Nội dung của cơ chế thị trường là lợi ích của cá nhân, lợi ích
nhóm, bộ phận; còn toàn cầu hóa là lợi ích của mỗi dân tộc. Nền tảng tình nghĩa
quyết định nền văn chương trong sáng. Nền tảng lợi ích quyết định nền văn
chương phức tạp. Có gì đâu mà lạ. Đó là một quy luật. Đó là sự tất yếu. Đã chấp
nhận nền kinh tế thị trường và toàn
cầu hóa, mà đây là con đường duy nhất không thể có sự lựa chọn nào khác, thì
tất nhiên phải chấp nhận nền văn chương hiện nay mà thôi.
Người viết bài
này từ khi còn là sinh viên khoa Văn Trường đại học Sư phạm Hà Nội cách
đây bốn thập niên khi đọc truyện ngắn Sêkhốp và truyện ngắn Nam Cao đã nói với
thầy giáo rằng: "Thầy ạ, em thấy Sêkhốp được đề cao hơn có lẽ vì ông là người Nga, bây giờ thuộc Liên bang Xô viết".
Nói thế để khẳng định nền văn chương Việt Nam hiện nay cũng sánh vai cùng với
văn chương các nước, những tác phẩm hàng đầu thì cũng không thua kém gì
ai! Có điều cái đỉnh thì như thế,
nhưng cái nền thì lại rất bùng nhùng nên toàn thân không thể lớn cao và
vững chắc được.
Sự bùng nhùng của nền văn chương Việt Nam hiện nay một phần
do cơ chế quản lý. Nếu cứ để cho nhân dân tự lựa chọn thì còn nói làm gì. Sản
xuất văn chương hiện nay có rất nhiều máy thủ công và gia công đã bơm ra thị trường ồ ạt nhiều sản phẩm kém
chất lượng. Chỉ chú ý nội dung không vi phạm những điều cấm, còn không
chú ý đến chất lượng nghệ thuật là một sai lầm. Văn chương là món ăn tinh thần,
còn thực phẩm và dược phẩm là món ăn
vật chất. Thuốc dởm, thực phẩm không an toàn thì mọi người la ó, cả xã hội phản ứng. Còn văn
chương dởm, văn chương kém chất lượng thì sao các nhà quản lý lại quá thờ ơ?
Vẫn biết, theo
cụ Các Mác, cơ sở hạ tầng thế nào thì kiến trúc thượng tầng thế ấy. Nền văn chương Việt Nam hiện nay
vốn có như nó phải có. Đó là một quy luật khách quan. Nhưng nắm được quy luật để
tác động cho nó phát triển mạnh hơn, hoàn thiện và tốt đẹp hơn vẫn là điều có
thể. Thế thì mới cần định hướng và đề cương chiến lược. Chúng ta đã có mục
tiêu đúng: Phấn đấu xây dựng nền văn chương Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Nhưng chúng ta chưa có được
một bộ máy quản lý ngang tầm với nhiệm vụ được đặt ra.
Nhưng những người yêu văn chương có lương tri vẫn có thể
hy vọng vào sức sống của nền văn hóa Việt Nam, của nền văn chương Việt Nam có
kháng thể miễn dịch, tự biết điều chỉnh thích ứng để tồn tại và phát triển.
Giai đoạn đầu nó có thể bị tấn công, bị yếu thế, phải phòng ngự, lui một vài bước để xây dựng phòng tuyến, rồi sẽ
phản công. Hình dáng dân tộc trong chiến tranh giữ nước cũng là hình dáng nền văn hóa Việt Nam,
nền văn chương Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển.
Dòng đời có đục có
trong
Một thời chúng ta quen với tư duy thẳng. Cứ nghĩ thứ bậc
càng cao thì càng vĩ đại. Phải tuần tự như tiến chứ không quen chấp nhận vượt cấp...
Thế rồi, thế giới cho chúng ta những bài học: Nhiều vị Tổng thống, Thủ tướng của những nước lớn, tuổi chỉ ngoài ba
mươi, rồi nhiều vị Tổng thống, Thủ tướng phải ra hầu tòa... Sự vĩ đại và
sự nhỏ bé chỉ cách nhau sợi tóc. Đấy là sự bình thường của thế giới hiện đại trong cơn lốc toàn cầu
hóa. Không có gì là thần tượng
mãi mãi, cũng không có gì là không thể.
Mới đây có cô người mẫu Việt Nam tự đi thi hoa hậu do một
nhóm nào đó ở nước ngoài tổ chức. Thế rồi báo chí cũng làm rùm beng lên. Nào là
tự đi thi là không đúng, mà phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định
cử đi! Rồi có người còn bảo tự đi không xin phép Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
thì phải xem xét kỷ luật. Sao lại kỷ luật? Cái nơi đăng cai tổ chức người ta chỉ cần ai tham gia thì nộp lệ phí, chứ
người ta có yêu cầu người thi phải
do Nhà nước cử đâu!
Chúng ta cứ
quen nghĩ những danh hiệu thế giới là vĩ đại. Thời nay, chỉ có Liên Hiệp Quốc
và các tổ chức trực thuộc nó là có tính chất thế giới mà thôi. Ngoài ra chỉ là
do một nhóm, một đơn vị hoặc vài nhóm liên kết đứng ra trong một phạm vi hạn chế.
Ngay cả cuộc bầu chọn những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới cũng là do một
tổ chức đứng ra vì một lợi ích nào đó chứ đâu có tư cách thế giới, đâu
có được UNESCO công nhận. Nhưng những ai đó muốn quảng bá cho du lịch thì cứ
tham gia cũng tốt. Rồi còn chuyện một tổ chức nào đó muốn đứng ra làm tập sách
về các danh nhân của thế giới, nhưng
muốn có mặt trong tập sách mỗi người phải đóng 300 USD. Ở Việt Nam có người viết
văn chẳng có tên tuổi gì cũng được tham gia đấy thôi. Còn những tổ chức
mang tên thế giới nghe rất oách, nhưng
thực ra chỉ có tên thôi chứ có đại diện cho ai? Nhưng người được tham gia cũng
phô phang lắm lắm, vì có lợi ích mà. Tôi đã được tham dự một hội nghị
thơ quốc tế. Người làm thơ đến hội
nghị thơ của một nước khác thì đương nhiên là khách quốc tế. Hội nghị thơ mà có người làm thơ ở các nước đến dự thì
được gọi là hội nghị thơ quốc tế
(?). Nhưng những nhà thơ tầm cỡ như Hữu Thỉnh, Lò Ngân Sủn được giới thiệu
ở một hội nghị thơ quốc tế của Đài Loan mấy năm trước đây thì rất hiếm. Cũng có
người làm thơ từ các nước đến chỉ tầm
cỡ thơ phường, thơ xã, thơ
câu lạc bộ như ở nước ta tham dự thì cũng không phải là hiếm. Có tổ chức
quốc tế thơ đâu! Ban tổ chức có mối
liên hệ với ai, với tổ chức nào thì mời người ấy, tổ chức ấy. Có những tổ chức chân chính thì
không có tiền đi dự. Còn có người của
một nhóm nào đó có tiền để mua vé máy bay và chi phí sinh hoạt thì lại
không có mấy năng lực thơ... Nhưng mà rồi cũng vui vẻ cả... Vì ai cũng được lợi,
người tổ chức cũng như người tham dự. Tất cả là từ cơ chế lợi ích. Rồi còn có tác phẩm ở trong
nước bị trượt không được giải thưởng,
mà lại được giải thưởng khu vực (cũng có thể gọi là giải quốc tế thì
cũng không còn lạ gì).
Lại nghĩ đến cuộc trao đổi trên các trang mạng thời gian
qua, rằng văn chương có sang trọng, có cao quý không, xuất phát từ một bài viết
của Giáo sư -Tiến sĩ Trần Đình
Sử. Loại trừ những chuyện “ông nói gà bà nói vịt”, còn ai cũng có cái lý của
riêng mình. Nhưng theo tôi thì
văn chương cũng như mọi sản phẩm đang được sản xuất khác đều có ích cho xã hội.
Những sản phẩm có chất lượng cao thì
là cao quý, mang lại sự sang trọng cho chính sản phẩm và người làm ra nó. Còn những sản phẩm dở, kể cả
những sản phẩm thuộc văn chương nghệ thuật, thì chỉ làm cho lĩnh vực đó xấu hổ,
thấp hèn mà thôi. Mấy trăm năm trước, danh nhân Nguyễn Văn Siêu đã nói rất đúng
rằng: “Văn chương có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ”. Thì lĩnh vực nào
mà chả thế! Những tinh hoa của lĩnh vực nào trong cuộc sống con người cũng cao quý và sang trọng, chứ
tự thân lĩnh vực nào đó thì đâu đã nói lên được điều gì.
ĐINH QUANG TỐN
Theo Tinh hoa Việt