Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Nhà văn Nguyễn Thuý Ái: Nhà văn không thể thiếu học vấn

Nhà văn phải có học. Theo tôi học vấn không làm nên nhà văn nhưng nhà văn không thể thiếu học vấn. Tôi nói vậy vì hiện nay không hiếm những nhà văn ít học, ít đọc. Vì thế họ viết sai chính tả be bét, những lỗi rất thông thường, dùng từ sai. Ít đọc nên dễ hoang tưởng những gì họ viết ra là tuyệt tác…
Nhà văn Nguyễn Thuý Ái

Thưa nhà văn Nguyễn Thúy Ái, xin bà hãy cho biết cơ duyên nào đã đưa bà đến công việc sáng tác.

- Thật ra tôi tập tành viết văn từ rất sớm, từ hồi học lớp 8, lớp 9 viết đưa cho bạn bè đọc chơi rồi đăng trên những nội san của trường và vài tờ báo dành cho tuổi mới lớn ở Sài Gòn trước 1975. Viết lúc đó chẳng được nhuận bút gì đâu, vì tôi ở xa Sài Gòn, tận Quảng Ngãi. Nhưng điều đó có hề gì, bài được đăng là tôi hạnh phúc, ngây ngất lắm! Vào cấp 3 tôi học ban văn - triết, tôi càng mê văn chương. Tốt nghiệp tú tài tôi vào Sài Gòn và thi đậu vào khoa ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Sài Gòn và chỉ lo học để có một nghề nghipnuôi thân.

Sau năm 1975 tôi thấy viết không dễ nên im luôn. Nhưng khi có con, con nhỏ, cuộc sống rất khó khăn, tôi muốn viết lại. Hồi đó có câu “Nhà văn + nhà báo + nhà giáo = nhà nghèo”. Vợ chồng tôi đều là nhà giáo. May mắn là ông xã tôi không sợ nghèo thêm nênrất ủng hộ tôi chuyện viết lách. Truyện ngắn của tôi gởi báo nào cũng được đăng: Sài Gòn Giải Phóng, Văn Nghệ, Tuổi Trẻ, Phụ Nữ... Rồi trước những vấn đề bức xúc của xã hội, tôi muốn viết báo để được nói trực tiếp, còn văn chương là gián tiếp. Lúc đó báo in phát triển rất mạnh, tiền nhuận bút cũng khá cao, tôi viết báo rất nhiều, mỗi tháng viết 30, 40 bài báo… Nói vui như một nhà bạn văn tôi quen, viết báo để sống và viết văn để khỏi chết. Cứ thế, suốt nhiều năm tôi… dan díu với báo chí nhưng vẫn chung tình với văn chương Và  gần 10  tác phẩm được xuất bản, chưa kể là  in chung với những tác giả khác, tôi sống được bằng ngòi bút…

Bà thường viết đề tài nào nhiều nhất, và quan niệm sáng tác của bà là như thế nào?

- Theo tôi, văn chương phải đẹp, từ câu chữ , ngữ điệu, ý tưởng… và hướng con người tới cái đẹp, tới một cuộc sống đẹp và hạnh phúc, tôi thích những happy end, một tình yêu đẹp thì sẽ kết quả đẹp, ngay cả khi chia xa cũng đẹp. Một thể chế đẹp sẽ dẫn đến một xã hội đẹp…

Đề tài tôi hướng tới là phụ nữ. Tôi nhớ một câu nói của một nhà văn nữ người Mỹ là PearlBuck, người từng được giải Nobel văn chương “Phụ nữ là trái tim của gia đình”, trái tim người phụ nữ phải khỏe khoắn, hạnh phúc thì gia đình họ mới có được điều đó. Trong một gia đình mà người phụ nữ bị ức hiếp, bị phản bội thì gia đình đó không thể bình yên và trong một gia đình văn minh, trong một đất nước văn minh thì người phụ nữ được tôn trọng, nâng niu...

Thông điệp từ các tác phẩm của bà thường là sự day dứt về thân phận của người phụ nữ trong xã hội…

- Nhân vật của tôi là những cô gái trẻ hoặc không còn trẻ nữa, tôi thấy thân phận phụ bao giờ cũng thiệt thòi so với phái nam, dù họ xinh đẹp, cao sang, thành đạt… Riêng phụ nữ Việt Nam càng tội nghiệp, nhiều bi kịch vì những quan niệm lạc hậu của xã hội và của chính họ. Và hình như cuộc đời ưu ái, độ lượng với phái nam hơn... Được cộng tác với báo Phụ Nữ Việt Nam trong mảng tình yêu - hôn nhân - gia đình nên nhận được nhiều thư tâm sự của người đọc. Sau này đi nhiều nước, tôi thấy đa số phụ nữ xứ mình rất tốt, giàu tình cảm, yêu chồng, thương con, biết hy sinh… Nhưng bi kịch của họ là do quá yếu đuối,  họ nương tựa vào người đàn ông từ vật chất đến tình cảm. Bị đàn ông ruồng  bỏ họ như mất tất cả, hiện nay không ít các bạn gái tìm cách lấy chồng giàu để đổi đời, nhiều cô gái xinh đp, tài năng bản thân họ cũng có thể làm nên sự giàu có chính đáng nhưng họ cũng tìm đến những đại gia đã có vợ. Còn từ lâu các cô gái xứ ta tìm chồng ngoại để đổi đời, để báo hiếu… và đã xảy ra những chuyện đau lòng. Trong khi những phụ nữ tự trọng, văn minh họ yêu, lấy chồng là để tìm một người bạn tâm giao, để vui sống bên nhau. Từ lâutôi rất thích mấy câu thơ của một nhà thơ nữ Bungaria là Blaga Dimitrova trong bài “Người đàn bà một mình đi đường” do Xuân Diệu dịch có đoạn… “Chị  không dùng người đàn ông làm một chiếc cầu qua, làm ván để nhảy xa, làm bức tường để tựa mình rúc ẩn. Chị đến với anh ấy với tư cách là người bình đẳng và chỉ để yêu thương anh ấy mà thôi…” 

Phụ nữ muốn có hạnh phúc thực sự phải tạo sư bình đẳng từ trong tâm thế của mình. Rồi khi có gia đình mà tin vào chồng 100 % cũng không được. Qua tác phẩm tôi muốn nói phụ nữ nhiều lắm. Trước đây tôi đi giao lưu với các bạn sinh viên hay công nhân, các bạn hỏi tôi nhiều câu hỏi rất hay và hỏi ngược lại tôi rằng người có kinh ngiêm như tôi chắc vấp ngã nhiều lắm, tôi đáp rằng có vấp nhưng không ngã!Thực tế có phụ nữ vấp nhẹ nhưng ngã rất nặng, người mạnh mẽ hơn vấp nặng nhưng ngã nhẹ, sau giây phút choáng váng đó họ biết đưng lên, đi tiếp, vươn cao…

Thưa nhà văn, bà có thể cho biết sơ nét về tác phẩm mới nhất của mình được không?

- Đó là tiểu thuyết “Người đàn bà tắt tiếng”. Nhiều người mi nghe cái tựa hay hỏi tôi sao lại… tắt tiếng, tôi trả lời là bị tắt tiếng chứ sao. Linh, nhân vật chính là một cô giáo dạy vẽ ở trường trung học. Cô sống êm ấm với người mình yêu, là một nhà báo đa tài lại khá đẹp trai cùng hai con gái nhỏ, xinh xắn… Rồi tai ương p đến khi Linh vấp té ở cầu thang trong nhà, cú té không nặng nhưng làm Linh mất tiếng nói, dù vẫn nghe được. Chồng cô chạy chữa khắp nơi nhưng không thành công… Thế là Linh không đi dạy được nữa. Ở nhà buồn chán, mặc cảm, sợ bị chồng nhàm chán, tiền bạc càng eo hẹp. Linh bị trầm cảm… Một lần chồng con đi vắng Linh thử vẽ chân dung con. Được chồng khuyến khích cô  tiếp tục vẽ cho vui, rồi cô vẽ lên tay được bạn bè giới thiệu ở các phòng tranh. Nhờ bút pháp chân thực tỉ mỉ, đẹp, có hồn, tranh cô bán được, rồi những người giàu và khách nước ngoài tìm đến… Nhờ chăm chỉ vẽ gia đình cô trở nên khá giả, Linh cũng dần thoát khỏi chứng trầm cảm, lấy lại sự t tin. Nhiều người khuyên, kể cả chồng cô nên ra nước ngoài chữa bệnh. Linh từ chối vì thấy không cần thiết nữa, cô biết mình nói được rồi, theo một cách khác…

* Vậy còn những dự định sáng tác sắp tới của bà?

- Tôi mới hồi phục sau thời gian bị bệnh, chỉ viết chút ít cho vui nhưng khỏe hơn chắc tôi phải viết thôi, không dễ gì bỏ được. Viết văn không chỉ là cái nghề mà còn là cái nghiệp...

Là một người đi trước thì bà có nhắn nhủ gì đối với những bạn văn trẻ mới bước chân vào con đường sáng tác?

Nhà văn phải có học. Theo tôi học vấn không làm nên nhà văn nhưng nhà văn không thể thiếu học vấn. Tôi nói vậy vì hiện nay không hiếm những nhà văn ít học, ít đọc. Vì thế họ viết sai chính tả be bét, những lỗi rất thông thường, dùng từ sai. Ít đọc nên dễ hoang tưởng những gì họ viết ra là tuyệt tác. Nếu được học những ngành liên quan tới văn chương chữ nghĩa càng tốt… không nhất thiết phải có bằng cấp cao như thạc sĩ tiến sĩ nhưng biết tự học, cách tốt nhất là đọc. Phải đọc nhiều, từ văn học cổ Việt Nam, ca dao tục ngữ, Truyện Kiều, các tác giả Việt Nam như Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Tự Lực Văn Đoàn… và các tác giả đương đại như Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều ma đến những tuyệt tác ca các nhà văn lớn trên thế giới như Lev Tolstoy, Dostoyevsky, Victor Hugo, Shakespeare, t Tagore… Nhưng nhà văn thì thích đọc như một điều tự nhiênnhư nhà thơ mê thơ, thuộc nhiều thơ. Tôi không tin nhà văn nào đó viết văn hay mà lại ít đọc.

Hồi tôi còn đi học một ông thầy có nói  tố chất của một nhà văn là thông minh, cảm xúc và tưởng tượng, tôi thấy câu này luôn đúng. Thêm nữa nhà văn phải có tư tưởng, chỉ có câu chữ hoặc bắt chưc ai đó thì không thể thành nhà văn, dù chạy vào hội nhà văn nàynọ

Cảm ơn nhà văn Nguyễn Thúy Ái về những chia sẻ vừa rồi, một lần nữa thay mặt cho quý thính giả của  Đài Phát thanh Vĩnh Long xin gửi lời chúc đến nhà văn luôn dồi dào sức khỏe để cống hiến cho độc giả gần xa nhiều tác phẩm hay hơn nữa..

TƯỜNG DUY
Đài PTTH Vĩnh Long - 4.2016
Theo NVTPHCM 



BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Nguyễn Phan Quế Mai: Hãy nói về cuộc đời

Xe vút đi trên những con đường cao tốc, còn tôi thì ngồi đó, lặng người trong giai điệu trầm bổng của Khúc Thụy Du. Mùa hạ California nở bun...