Nhà thơ Phạm Trung Tín đọc thơ Nguyên tiêu 2017
Phạm Trung Tín
đến với Hội thơ Sao Khuê bằng hành trang thơ của một thời gian khổ ác liệt vừa đi qua và những
ký ức, hoài niệm trong mấy chục năm đất nước hòa bình xây dựng và phát
triển trên con đường hội nhập thế giới.
Vốn là một người
lính ra đi từ vùng quê Vĩnh Bảo của thành phố Cảng, thành phố hoa phượng đỏ, anh dấn thân vào vào trận mạc của cuộc chiến
tranh giải phóng và bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc . Trở về đời thường, anh
đem tất cả vốn liếng những gì có được của riêng mình… vào thơ một cách tự nhiên, bình dị.
Tập bản thảo thơ mà Phạm Trung Tín tích tụ đuợc hàng mấy chục năm, mang tên “Dặm dài ký
ức” ngót một trăm bài, phần nào giãi bày tâm tư, tình cảm của anh trong cuộc hành trình đầy thăng trầm qua gần nửa
thế kỷ. Đây là những bài thơ chứa
chan tình cảm, những vui buồn, mất mát của anh, được rút ra từ một
tập thơ chép tay thật cần mẫn công phu như muốn giữ nguyên cả quãng đời mà anh
đã đi qua.
Tôi làm thơ đã
mấy chục năm, phải rứt ruột bỏ đi rất nhiều đứa con tinh thần, chọn cái tinh bỏ
cái thô, nên càng trân trọng những bài thơ đang ở dạng mộc mạc của Tín, không muốn lược đi bài nào vì nó là một
phần “máu thịt”của anh. Tập thơ in
ra chắc sẽ dầy dặn, bề thế, là đứa con tinh thần đầu lòng mà anh chăm
chút hứng khởi ghi lại cả một dặm dài ký ức; làm sao thiếu đuợc những bài thơ đau đáu về quê hương đồng chua nước lợ,
bạt ngàn xanh lúa nhìn ra hướng
biển bao la; tình cốt nhục ông cháu, cha mẹ, anh chị em ruột rà và đồng
đội thân thương bước vào tuổi xế chiều hay đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường.
Những câu thơ
dẫu còn mộc mạc chân quê gieo vào người đọc những ấn tượng khó quên:
Qua đò Đống đến chợ Lầy
Tháng hai phiên chợ gánh đầy oằn vai
Bữa cơm độn nửa sắn khoai
Mẹ đơm đầy bát - con trai ăn nhiều
(Quê hương)
Từ nay gác lại bao mơ uớc
Mái trường, bè bạn, những người thân
Ruộng cao, mẹ gọi em tát nước
Đồng xa, mình bố kéo xe phân
(Vào quân ngũ)
Dường như cả tập
thơ, Phạm Trung Tín ghi lại cảm xúc của mình qua những sự kiện, dấu ấn
thời gian không thể phai nhòa. Những tình cảm dạt dào, tình thương day dứt, nhung nhớ khôn nguôi cứ trào ra
không dứt:
Cháu
về ông đã khuất xa rồi
Nấm mộ cỏ xanh một góc trời
…
Ông đã đi xa về thiên cổ
Để lại lòng đau nỗi xót xa
(Nhớ ông)
Đêm
khuya trằn trọc mấy lần
Thương cha mẹ, xót anh thân khốn cùng
…
Dù cho nặng nỗi nhớ nhung
Con luôn vững chí bước cùng anh em
(Nỗi lòng)
Và thương anh
trai bệnh tật ốm đau, anh lại xót thương em gái bị tai nạn nơi hậu phương xa
xôi:
Nghe tin em bỏng nửa cánh tay
Đau lắm hả em tuột da rồi
Bảy tuổi thơ ngây sao chịu nổi
Nắng hè nung… nhức nhối Tuyết ơi
(Xót thương em gái)
Với em
trai, anh chẳng cầm lòng:
Thư em viết mấy dòng da diết
Mà
lòng anh man mác nỗi niềm
Em
trai đang tuổi mười lăm
Ốm
đau tàn tật tháng năm tủi sầu…
(Thương về em trai)
Nỗi đau cứ thế kéo dài từ Tin anh lâm bệnh” cho đến “Nỗi
đau vĩnh biệt”, tâm tình của người
chiến sĩ như trải hết vào khoảng thời gian dài đi qua chiến trận và cả những
tháng năm đi tìm đồng đội, khắc phục hậu quả những tồn đọng của chiến
tranh. Tâm can của tác giả như dồn hết những bài thơ mang nặng nghĩa tình và cả nỗi đau, niềm
trắc ẩn với người thân và đồng đội:
Bàn thờ anh
cơm canh mỗi bữa
Các em mời, anh nhớ về ăn
Thắp nhang mẹ khóc bao lần
Nghẹn ngào em gọi tên anh sớm chiều
(Nỗi đau vĩnh biệt)
Tập thơ Dặm dài ký
ức của Phạm Trung Tín
Thơ Phạm Trung
Tín chân chất giản dị như con người anh, không hoa mỹ, cầu kỳ mà bằng phương
pháp tả thực nên anh đã nói được hầu hết nội tâm trong các bài thơ tự sự . Đây là cách biểu đạt thơ ở thời
đất nước ta có nhiều biến động và trải qua những khủng hoảng, khó khăn . Ngày
nay thơ không còn dàn trải như thế, đã ngắn gọn hàm súc rất nhiều, nhưng ta trọng cái tình của anh, cái tâm
trong sáng của người viết. Mặc dù vậy,
thơ anh cũng mang dáng dấp trữ tình lãng mạn khi nói về tình yêu, tình bạn,
tình quê hương…dẫu còn đôi
khi hoài cổ:
Bài thơ này em thầm viết tặng
anh
Xuyên nỗi nhớ tám năm trời thao thức
Lòng như mơ giở từng
trang ký ức
Qua những chặng đường anh cùng đồng đội xông pha
(Nỗi nhớ)
Trong bài “Yêu”, gửi Ngọc Mỹ – người bạn đời yêu quý, Trung Tín gửi gắm lòng
mình vào những vần thơ tha thiết nồng
say:
Anh
say đắm uống đầy ánh mắt
Em trinh nguyên dịu ngọt bờ môi
…
Đừng trách lính vụng về em nhé
…
Thương nhau xin chỉ khóc ít thôi
…
Ta theo tiếng gọi của lòng
Yêu nhau được sống trong vòng tay nhau
(Yêu)
Qua bao hạnh phúc tròn đầy viên mãn trong tình chung thủy
yêu thương, tưởng như mãi mãi
nuôi dưỡng nguồn sáng cuộc đời, thì
nỗi đau “tim vỡ” đến với anh . Định mệnh khắc nghiệt của tạo hóa khiến anh hụt
hẫng quặn lòng khi người vợ vĩnh viễn
ra đi:
Bốn
mươi tám năm, mới non nửa cuộc đời
Hai mươi năm xuân, chưa trọn tình chồng vợ
…
Mười một năm bạo bệnh, chồng cõng vợ
chạy chữa tứ phuơng
Hai chín ngày hôn mê, con bồng mẹ
cầu xin tám hướng
…
Tận cùng của bất hạnh là cái chết
Một sáng đau buồn – em mãi mãi biệt ly ;
…
Mười năm biến đổi
Vạn nỗi u buồn
…
Tóc đã điểm sương đường vạn lý
Tri âm tri kỷ biết tìm ai ?
…
Bâng khuâng buồn khôn tả
Ai mãi còn trong ai?
(Kỷ
niệm mười năm em đi xa)
Bài thơ dài
như một lời ai điếu khép lại niềm đau vô hạn của Phạm Trung Tín. Vĩ thanh của
nó còn vắt qua thời gian gập ghềnh trôi… vòng quay nhân thế sẽ chuyển lưu với mỗi đời người, Phạm Trung Tín đã
vượt lên số phận bằng nghị lực và khả
năng của mình. Hạnh phúc lại đến với anh làm dịu vợi nỗi đau năm tháng.
Niềm đam mê như ngọn lửa trong tim
anh lại cháy lên những vần thơ lạc quan trong sáng, mang hơi thở của thời đại mới.
Thi ca như một phép màu kéo con người lên từ vực thẳm khổ đau. Và người thơ lại
thấy mình như “từ thung lũng
đau thương ra cánh đồng vui”. Xin chúc anh có những niềm vui mới trong cuộc sống
và ngọn bút cầm tay trào chảy những dòng thơ mới đầy yêu thương vì hạnh phúc và
phẩm giá con nguời.
LAM GIANG
Theo NVTPHCM
Thơ PHẠM TRUNG TÍN
EM HÁT LỜI QUÊ HƯƠNG
Đêm xuân
Tưng bừng hội hát
Dưới ánh đèn mưa rây
Nam thanh nữ tú sum vầy
Câu dân ca
Rộn tiếng tre tiếng trúc
Em hát lời quê hương.
Thân tằm nhả lụa
Gió thả sợi thơm
Lời em hương lúa hương đồng
Anh ngây dại mắt dài lúng liếng
Nghiêng em câu hát tròng trành
Chao nón ba tầm, sóng xao đồng lúa
Người ơi
Anh díu dắt vòng ngón bay em múa
Dáng quê hiền hậu eo thon
Liếc mắt trầu cau rơi rụng
Ơ kìa người ơi
Đâu rồi người ơi
Anh mơ tưởng nụ hôn như lửa
Cháy cả câu em đang hát
Ơi người…
ĐIỀN VIÊN
Tặng vợ và bạn thơ
Mười lăm năm
dã điền viên
thong dong sống
chẳng đoái phiền phố xưa,
tia nắng sớm
tiếng gà trưa
chiều miên man gió
đêm thừa trăng sao.
Chén quỳnh
thi khúc tiêu dao,
cố nhân ơi
giấc mộng nào
tỉnh mê...
lương duyên
đâu cứ hẹn thề,
đường vạn lý
em cận kề
mưu sinh
Tâm giao
thơ phú nghĩa tình,
bền cơ nghiệp
nhớ nhục vinh
giúp đời,
phúc nhà
vui nghiệp trồng người
đưa nôi
thi hứng
cất lời nghêu ngao.
Vĩnh Phú, TA, BD, 2002-2017
TÌNH THƠ
Đời vui
thơ vẽ cảnh tiên
lãng phiêu cánh hạc
huyễn miền mộng mơ,
triền sông dâu mướt tằm tơ
bìm bịp kêu
nước ngập bờ
trăng linh.
nước ngập bờ
trăng linh.
Ưu tư
đau nỗi lòng mình
thế thời thế thái
nhân tình nhân tâm,
lời tri kỷ
tứ tri âm
phút thăng hoa
bước thăng trầm
bước thăng trầm
đừng rơi.
Thơ minh triết
trọng nghĩa đời
nhẹ vơi ma mị
kiệm lời xảo ngôn,
tỉnh say
khinh bạc
nhẹ vơi ma mị
kiệm lời xảo ngôn,
tỉnh say
khinh bạc
dại khôn
ngộ ra ta bạn
chút hồn thi nhân.
Nguyên tiêu 2017
MƯA LẠNH CHIỀU SA PA
Bỗng dưng gió chuyển mưa bay
Cổng Trời mù mịt nửa ngày ngỡ đêm
Bếp than trứng nướng rượu mềm
Tam Đường thu muộn sương nêm trắng trời
Thương em giữa lạnh đứng mời
Chợ tình hiu hắt chợ đời xót xa
Nhà thờ đá hóa Sa Pa
Phan Xi Phăng núi nhạt nhòa thác mây
Tuyết bay phủ trắng ngàn cây
Leng keng nhạc ngựa chiều lây lất buồn
Ầm ì thác đổ mưa đổ tuôn
Khói lam sà ẩm, đá nguồn trơn rêu
Bập bùng lửa khúc hoang liêu
Nghiêng mờ ảo ảnh đèn xiêu vách rừng
Ly chạm ly chất men bừng
Nồng cay con mắt người dưng liếc dài
Sa Pa bạn đến cùng ai
Chỉ tơ thổ cẩm đan cài vấn vương
Vẩn vơ lữ khách lỗi đường
Nửa thương phố núi, nửa dường nhớ xuôi.
ĐỘC THOẠI PHI-ĐEN
Nén tâm hương tưởng niệm 1 năm Phi-Đen đi xa
Ngạn ngữ phương tây
“Hãy kể về những người bạn
Tôi sẽ nói anh là ai”
Với Việt Nam, Cu Ba là bạn
Phi-Đen là anh em đồng chí
Tri âm tri kỷ
Chung chiến hào chống Mỹ
Giọt máu sẻ chia - ngàn vạn ân tình
Sau hiệp định Pa ri,
Là nguyên thủ quốc gia đầu tiên thăm Việt nam
Đến Đông Hà, Quảng Trị
Bất hủ với câu nói thiêng liêng:
Vì Việt nam, Cu Ba chẳng tiếc máu tim mình
Phi-Đen ơi
Chúng tôi chiến đấu hy sinh cho độc lập hòa bình
Máu và hoa nhuộm thắm đường giải phóng
Phi-Đen ơi, ông đi xa thật ư
Khung trời thẳm xanh mãi xanh
Khắc ghi bao kỷ niệm
Một thoáng nhói tim
Nghĩa cử đại trượng phu
Hành tinh mênh mang, ngàn tỷ năm đâu dễ kiếm tìm
Ông mãi sống cùng chúng tôi
Hình ảnh
Ánh mắt
Câu nói
Còn vang đọng mãi
Lời độc thoại giữa mây trời.
Tháng 11 năm 2017