Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Đinh Hùng - một hồn thơ kỳ ảo

Đinh Hùng - một hồn thơ kỳ ảo với vũ trụ thơ thuần khiết, song hành với thực tại là hiện tượng thi ca đầy phức tạp và bí ẩn. Số phận cuộc đời của Đinh Hùng và thi ca của ông chịu nhiều oan trái, bị chìm khuất dưới những dòng xoáy của thời cuộc cùng với những định kiến và quan niệm hẹp hòi về nghệ thuật…
Nhà thơ Đinh Hùng

Kể từ khi tư tưởng lý luận về phản ánh hiện thực trong văn học nghệ thuật trở thành “thống soái” trên thi đàn cho đến nay, các nhà phê bình “ngại” viết về thơ Đinh Hùng bởi thơ ông có vẻ siêu hình, thoát ly thực tế.

Bóng tối của sự lãng quên vẫn còn bao phủ gia tài thi ca của Đinh Hùng. Trong khi đó, thi phẩm của các nhà thơ cùng thời với ông như: Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương, Trần Dần, Hoàng Cầm… đều đã được in ấn, xuất hiện hàng loạt trên thi đàn. Thi ca của họ đã được trả lại chỗ đứng trên thi đàn và trong lòng người yêu thơ đúng như giá trị nghệ thuật tự thân của nó. Đinh Hùng với vũ trụ thi ca lung linh và huyền ảo vắng bóng trên thi đàn đã để lại khoảng trống trong dòng chảy thơ tâm linh vốn đã hiếm hoi của dân tộc.

Đinh Hùng là nhà khảo-cổ-thi-ca đầu tiên ở Việt Nam đã dám ngược về thời tiền sử để vớt lên những mảnh hồn của nhân loại bị chôn vùi dưới bao lớp sóng thời gian. Thơ Đinh Hùng với cái đẹp thơ siêu thực tế của thiên nhiên và tình yêu không phải là một phản-thực-tế như một vài nhà phê bình đã đánh giá mà là một thế giới mở được dựng lên bởi linh thị của siêu cảm và trực giác nhà thơ. Không gian và thời gian trong thơ ông xóa nhòa ranh giới, hòa nhập với cõi vô cùng, tan vào thời sơ khai của vũ trụ với sự khốc liệt, dữ dội của cảm xúc, tư duy và sự khuấy đảo đến kinh hoàng của hình tượng thơ:

Khi miếu Đường kia phá bỏ rồi
Ta đi về những hướng sao rơi
Lạc loài theo hướng chân cầm thú
Từng vệt dương sa mọc khắp người
Rồi những đêm sâu bỗng hiện về
Vượn lâm tuyền, khóc rợn trăng khuya
Đâu đây u uất hồn sơ cổ
Từng bóng ma rừng theo bước đi
……
Từng buổi hoàng hôn xuống lạ kỳ
Ta nằm trên cỏ lắng tai nghe
Thèm ăn một chút hoa man dại
Rồi ngủ như loài muôn thú kia

            (Những hướng sao rơi)

Cái đẹp trong thơ Đinh Hùng huyền nhiệm và rợn ngợp với sắc màu sử thi trong các bản trường ca Iliat và Ôđixê của Hôme. Cái đẹp thơ ông mang bóng dáng và tinh thần nhân đạo của hình tượng người anh hùng sử thi:

Ta lảo đảo vùng đứng lên cười ngất
Ghì chặt nàng cho chết giữa mê ly
Rồi dày xéo lên sông núi đô kỳ
Bên thành quách ta ra tay tàn phá
Giữa hoang loạn của lâu đài, đình tạ
Ta thản nhiên đi trở lại núi rừng
Một mặt trời đẫm máu xuống sau lưng

                       (Bài ca man rợ)

Cái đẹp của tình yêu trong thơ Đinh Hùng không phải là những cung bậc cảm xúc bình thường mà tràn đầy, choáng ngợp sự mê dại của tâm linh trước thế giới diệu kỳ của ái tình:

Ta thường có những buổi sầu ghê gớm
Ở bên em-ôi biển sắc rừng hương!
Em rực rỡ như một ngàn hoa sớm
Em đến đây như đến tự thiên đường
……
Buổi em về xác thịt tẩm hương hoa
Ta sống mãi thở lấy hồn trinh tiết
Ôi cám dỗ! Cả mình em băng tuyết
Rộn xuân tình lên bệ ngực thanh tân

                                (Kỳ nữ)

Cái đẹp dưới cái nhìn và cảm thức của Đinh Hùng là một thế giới đầy cám dỗ với sự huyền nhiệm, siêu thoát. Thi sĩ tôn thờ tình yêu và xem nó như một thứ tôn giáo. Ông đặt sắc đẹp lên ngôi, xem nó là một thứ quyền năng chi phối tâm linh và sự sống của mình. Cái đẹp trong thơ Đinh Hùng vừa là cứu cánh vừa là cái chết, nó ảo hóa với muôn sắc thái và ma mị nên dễ gây ấn tượng rờn rợn:

Hỡi kỳ nữ! Em có lòng tàn ác
Ta vẫn gần - ôi sắc đẹp yêu ma
Lúc cuồng si nguyền rủa cả đàn bà
Ta ôm ngực nghe trái tim trào huyết
Ta sẽ chết, sẽ vì em mà chết
Một chiều nào tắt thở giữa môi hôn
Ta hái trong em lấy đóa hoa hồn

                           (Kỳ nữ)

So với thơ tình của các nhà thơ mới, thơ tình yêu của Đinh Hùng đã vượt qua nỗi khát khao dâng hiến, yêu đương của cái tôi để hướng về thế giới tâm linh huyền bí trộn lẫn với cái siêu hình của tôn giáo. Sự linh thiêng của cõi vô hình tôn giáo đã phủ lên thế giới tâm linh trong thơ Đinh Hùng vẻ hư ảo, huyễn hoặc. Người đọc muốn khám phá thế giới tâm linh của thơ Đinh Hùng cần vén màn sương lãng đãng của sự huyền nhiệm. Nhưng vấn đề quan trọng là ở chỗ không thể xem nhẹ nó như một yếu tố phụ bởi vì chính màn sương ấy lại làm nên vẻ đẹp lung linh, huyền bí của thơ Đinh Hùng:

Trời cuối thu rồi em ở đâu?
Nằm bên đất lạnh chắc em sầu?
Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy
Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu…

                (Gửi người dưới mộ)

Cái chết và sự sống thường bị chia cắt, giới hạn bởi không gian vật lý nhưng trong cõi tâm linh của thi sĩ khát vọng giao hòa, đồng điệu với con người vẫn có thể vượt qua mọi ranh giới để hướng đến những khoảng cách tưởng như vô tận:

Ta hát bài kinh, thoảng dã hương
Từng đêm chiêu niệm bắt hồn nàng
Lời ra cửa biển tìm sao rụng
Rỏ xuống mộ em giọt lệ thương…

                (Màu sương linh giác)

Thế giới tình yêu của thi sĩ Đinh Hùng bàng bạc giữa không gian vô định nhưng lại vang vọng những âm thanh muôn màu của sự vật đang giao hòa và tan chảy vào nhau. Thi sĩ Đinh Hùng không hoàn toàn tạo nên vũ trụ riêng mình, ông chỉ hóa giải thế giới của con người bằng những thành tố tâm linh trộn hòa cùng đời sống và tạo vật. Thi sĩ Đinh Hùng trốn vào thế giới tiền sử với những qui luật tàn khốc của tự nhiên và ngân lên khúc ca mê hồn là để xa lánh thế giới xô bồ, đượm màu chết chóc của thời hiện đại và để cảnh tỉnh con người? Hay là ông muốn tìm lại dấu chân của nhân loại thời tiền sử để tiên tri về con đường của tương lai? Dù thế nào ông vẫn là thi sĩ của những bài thơ với nhiệt năng tâm linh như ngọn lửa trắng lung linh luôn thắp sáng và làm ấm áp tâm hồn của con người hậu thế…

Cặp mắt xanh của Hoài Thanh, Hoài Chân đã phát hiện ra “niềm kinh dị” của thơ Chế Lan Viên nhưng lại bỏ sót thế giới kỳ ảo của thơ Đinh Hùng. Hai nhà phê bình Hoài Thanh, Hoài Chân với lối phê bình nặng về trực giác và kinh nghiệm nên đã không để mắt tới thơ Đinh Hùng cũng là lẽ thường nhưng chẳng phải vì thế mà tầm vóc tư tưởng và nghệ thuật của thơ Đinh Hùng bị giảm sút.

Nếu thi ca của Chế Lan Viên sừng sững như những tháp Chàm thì thơ Đinh Hùng lại huyền ảo một thế giới hỗn mang và đầy mê cung kỳ ảo. Tầm vóc thi ca của thi sĩ Đinh Hùng có thể sánh với bất kỳ tác phẩm của nhà thơ hiện đại nào. Thi ca của ông vẫn còn là sự huyền bí chờ sự giải mã của những ai quan tâm đến vận mệnh thi ca của dân tộc.

VÕ TẤN CƯỜNG
Nguồn: SÔNG HƯƠNG, 1-2014

ĐỌC THÊM VĂN CHƯƠNG PHƯƠNG NAM:



Thơ mới từ Tình già

'Muôn dân trói buộc vòng nô lệ/ Tám vế thơ văn giấc ngủ nồng'. Câu thơ của cụ Phan Châu Trinh đã khái quát lối văn chương 'bát cổ' (tám vế) đè nặng trong tâm trí người Việt từ ngàn đời.
Nhà thơ Phan Khôi

Những quy định nghiêm ngặt của các thể loại Đường thi, cổ phong, tuyệt cú, phú, văn sách, chiếu, biểu… đã trói buộc cảm hứng sáng tác của người nghệ sĩ. Từ việc ấn định số câu, số chữ, luật, đối xứng, tiếng trầm tiếng bổng đến niêm, luật… đã khiến họ chẳng khác gì múa gậy trong rọ, không thể tùy hứng trình bày cảm xúc đang thăng hoa.

Mạch cảm xúc bị trói buộc ấy đã hình thành từ lúc ê a học đánh vần, đã thế, nội dung cũng phù phiếm nốt. Ai đời, kinh sử được học là chuyện bên Tàu; điển tích, điển cố tận đẩu tận đâu. Lối học ấy, làm thơ kiểu ấy, chẳng khác gì “ngồi cầu Đơ mà nói quán Mọc”, “nói chuyện Hà Tây chết cây Hà Nội”.

Tất nhiên, nói vậy không phải phủ nhận kho tàng thi ca cổ điển của nước nhà mà để thấy niêm luật nghiêm ngặt, ràng buộc từng câu chữ, bó buộc từng vần điệu đã hạn chế tinh thần sáng tạo của văn nhân trong nước.

Đầu thế kỷ XX, khi tiếp cận nghệ thuật phương Tây, hào hứng với các tác phẩm có tư tưởng phóng khoáng, hình thức đa dạng, không ít trí thức trẻ, nhà nho cấp tiến đã tiếp thu, vận dụng.
Về thơ, người sớm có ý thức phải thay đổi là Phan Khôi (1887-1959), người Quảng Nam - một cây bút luận chiến, lý sự, gây gổ bậc nhất trong giới học thuật nước ta thuở ấy.

Giữa lúc các trí thức đang có những bài báo phê phán, tấn công kiểu làm thơ theo lối cũ, một sự kiện đã đột ngột xảy ra, như ghi nhận của nhà phê bình Hoài Thanh: “… một ngày kia cuộc cách mệnh về thi ca đã nhóm dậy. Ngày ấy là ngày 10/3/1932. Lần đầu tiên trong thành trì thơ cũ đã hiện ra một lỗ thủng. Ông Phan Khôi hăng hái như một vị tướng quân, dõng dạc bước ra trận. Ông tự giới thiệu: “Trước kia, ít ra trong một năm tôi cũng có được năm bảy bài, hoặc bằng chữ Hán, hoặc bằng chữ Nôm; mà năm, bảy bài của tôi, không phải nói phách, đều là năm bảy bài nghe được”. Ấy thế mà ông kết án thơ cũ. Thơ cốt chơn. Thơ cũ bị câu thúc quá nên mất chơn. Bởi vậy, ông bày ra một lối thơ “đem ý thật có trong tâm khảm mình, tả ra bằng những câu có vần, mà không bó buộc bởi niêm luật gì hết” và tạm mệnh danh là Thơ mới” (Thi nhân Việt Nam, 1942). Đó là lúc Phan Khôi công bố bài thơ Tình già.

Do được công bố lần đầu trên tờ Phụ Nữ tân văn (số 10/3/1932) - đang hồi cực thịnh ở miền Nam; rồi được tờ Phong Hóa có số lượng độc giả cao nhất miền Bắc in lại vào số xuân (24/1/1933), Tình già đã tạo tiếng vang lớn trong cả nước.

Khi “khai sinh” đứa con tinh thần này, có lẽ Phan Khôi cũng cho rằng việc làm này khá mạo hiểm nên mới cẩn thận rào đón đó là “một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ”. Rồi ông hô hào: “Duy tân đi! Cải lương đi!”.

Bài thơ Tình già như sau:

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ
Hai mái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng
Mà lấy nhau hẳn là không đặng
Để đến nỗi, tình trước phụ sau
Chi bằng sớm liệu mà buông nhau!
- Hay! Mới bạc làm sao chớ?
Buông nhau làm sao cho nỡ!
Thương được chừng nào hay chừng nấy
Chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng
Mà tính việc thủy chung?
Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau...
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi
Con mắt còn có đuôi.

Theo Hoài Thanh, bài thơ này: “Không rõ được ai thích không. Nhưng một số đông thanh niên trong nước bỗng thấy mở ra một góc trời mới vì cái táo bạo giấu giếm của mình đã được một bực đàn anh trong văn giới công nhiên thừa nhận”. Đây cũng là thời điểm diễn ra cuộc “so găng”, tranh luận dữ dội, quyết liệt giữa Thơ mới - thơ cũ từ Nam chí Bắc.

Người đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi của Phan Khôi là nhà thơ Lưu Trọng Lư. Kế đó, Báo Phụ Nữ tân văn đăng Thơ mới của Nguyễn Thị Manh Manh, Hồ Văn Hảo... Rồi Báo Phong Hóa cũng thường xuyên đăng Thơ mới của Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Phạm Huy Thông, Xuân Diệu... và công kích thơ cũ.

Tranh luận trên báo chưa hả, họ diễn thuyết để nêu và bênh vực quan điểm của mình. Tại Sài Gòn, nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh lên diễn đàn Hội Khuyến học Nam kỳ cổ vũ cho Thơ mới.

Các năm kế tiếp, những người “đồng hội đồng thuyền” xuất hiện ở nhiều nơi để công khai ủng hộ Thơ mới, như Lưu Trọng Lư ở Quy Nhơn; Đỗ Đình Vượng, Trương Tửu ở Hà Nội; Vũ Đình Liên ở Nam Định...

Phe ủng hộ thơ cũ cũng đăng đàn phản pháo, như Nguyễn Văn Hanh ở Sài Gòn… Cuộc bút chiến trên các mặt báo có thêm sự tham gia của Tản Đà, Tùng Lâm, Thái Phỉ, Hoàng Duy Từ...

Từ đây, nền thi ca Việt Nam hiện đại đã mở ra cả một phong trào Thơ mới - đỉnh cao từ 1932-1945 với đội ngũ hùng hậu, nhiều tài năng như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Bích Khê, Phạm Huy Thông...

Thành công của phong trào Thơ mới trong thời gian này cũng chính là nền tảng về ca từ cho các nhạc sĩ khi viết nhạc theo lối phương Tây mà thuở ấy gọi là tân nhạc, “nhạc cải cách”.

Bắt đầu từ bài thơ Tình già của Phan Khôi, Thơ mới đã toàn thắng, tạo dựng nên “một thời đại trong thi ca” với nhiều dấu ấn rực rỡ.

LÊ MINH QUỐC
Nguồn: PNO 25-8-2018

ĐỌC THÊM VĂN CHƯƠNG PHƯƠNG NAM:



Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Văn chương Bình Nguyên Lộc - từ góc nhìn văn hoá

Một đặc điểm tương đối phổ biến của các tác giả sáng tác ở miền Nam trước đây là hầu hết các nhà văn đều là những nhà văn hoá, tác phẩm của họ không chỉ thể hiện sự am hiểu đến tường tận các lĩnh vực văn hoá, mà trong một đời văn lực lưỡng của mình, họ không chỉ sáng tác văn chương mà còn sưu tầm, dịch thuật, khảo cứu nhiều lĩnh vực văn hoá như lịch sử, địa lý, địa chí, ngôn ngữ, dân tộc học, văn học và văn hoá dân gian, như các tác giả từng toả bóng một thời là Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Chánh Sắt, Đông Hồ, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Xuân, Sơn Nam... trong đó có Bình Nguyên Lộc.
Nhà văn Bình Nguyên Lộc

Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ra ở Tân Uyên, Bình Dương, học ở Sài Gòn, năm 1935, chưa xong trung học, về làm công chức kho bạc Thủ Dầu Một, rồi làm kế toán Tổng nha ngân khố Sài Gòn, năm 1945 tham gia kháng chiến, sau đó hồi cư về Lái Thiêu rồi về Sài Gòn viết văn, làm báo. Từ năm 1942, cộng tác với tờ Thanh Niên của Huỳnh Tấn Phát, một tờ báo cổ vũ cho phong trào cách mạng trong thanh niên thời bấy giờ, nhưng phải đến năm 1946, khi định cư ở Sài Gòn, ông mới thật sự định vị với nghề văn, nghề báo và đứng ra thành lập tuần báo Vui Sống và nhà xuất bản Bến Nghé. Số lượng tác phẩm của ông rất đồ sộ, nhưng đã bị thất lạc hoặc chỉ in rải rác trên các báo, chưa có điều kiện sưu tập lại, những tác phẩm được in thành sách chưa được một phần ba, mà đã có 7 công trình sưu tầm chú giải, 1 công trình nghiên cứu dân tộc học, 1 công trình nghiên cứu ngôn ngữ học, 2 tập thơ, 1 tiểu thuyết bằng thơ, 30 tập văn xuôi gồm tuỳ bút, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết... Ngay cả những tác phẩm đã in thành sách, cũng khó mà thống kê một cách đầy đủ.

Sinh ra trong một gia đình đã có mười đời sống ở Tân Uyên, nhưng trong ý thức văn hoá của Bình Nguyên Lộc luôn hướng về nguồn cội, luôn truy nguyên tìm kiếm nguồn gốc tổ tiên từ đất Bắc di dân vào Nam. Trong các công trình nghiên cứu như Nguồn gốc Mã Lai Á của dân tộc Việt Nam (1971), Lột trần Việt ngữ (1971) cũng như những tập bút ký đầu tay như Hương gió Đồng Nai (viết từ 1935 đến 1942, một vài đoạn đã in báo năm 1943, bản thảo mất khi Pháp chiếm Tân Uyên năm 1945), Phù sa (viết năm 1942, in 1/6 trên báo Thanh Niên năm 1943 với tiêu đề Di dân lập ấp), ông đều tập trung lần tìm lại “từ thuở mang gươm đi mở cõi / nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long” (Huỳnh Văn Nghệ). Nếu nhìn một cách khái quát, cảm hứng chủ đạo làm nên thế giới văn chương của ông xuất phát từ những vấn đề cốt tử của truyền thống văn hoá Việt: nguồn gốc, ngôn ngữ, di dân, cõi âm - bốn yếu tố đặc sánh tâm hồn Bình Nguyên Lộc. Ngay trong phạm vi một tác phẩm như tập truyện ngắn Ký thác (1960), những vấn đề trên cũng lần lượt hiện ra thông qua đề tài, tư tưởng - chủ đề và thế giới hình tượng của tác phẩm: Ăn cơm chưa, Pì Pế Hán (nguồn gốc), Lầu ba phòng bảy, Đôi bạn mắc hoa vông (ngôn ngữ), Rừng mắm, Rung cây dừa (di dân), Ba con cáo, Ba ngôi sao giữa trời, Hồn ma cũ (cõi âm)...

Sáng tác trong thời kỳ có sự gắn bó mật thiết giữa văn chương và báo chí, nên tiểu thuyết của ông hầu hết là tiểu thuyết feuilleton (tiểu thuyết dài kỳ in báo, tiểu thuyết tân văn), một loại tiểu thuyết ra đời trong cơn lốc của báo in ở các nước phương Tây và đã từng tạo nên các tên tuổi lừng lẫy như C. Dickens, W.  Thackeray, A. Dumas và cả Kim Dung nữa. Lối viết của Bình Nguyên Lộc gần giống với tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn, từ kết cấu, tâm lý nhân vật đến giọng điệu trần thuật, miêu tả và nhân vật. Đò dọc (1959), Hoa hậu Bồ Đào (1963), Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương (1963)... là những tiểu thuyết tâm lý thành công của ông, nhất là với Đò dọc, ông đã được Giải thưởng văn chương toàn quốc (Sài Gòn) năm 1960, in dấu một phong cách tiểu thuyết đặc sắc. Cuốn tiểu thuyết nói về cuộc sống di dân ngược xuôi như những chuyến đò dọc của gia đình ông bà Nam Thành cùng bốn cô con gái, từ Bạc Liêu thuộc miền Tây Nam Bộ lên Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn trôi dạt về miệt Thủ Đức thuộc miền Đông. Đó là lộ trình của người thị dân, người dân kẻ chợ về vườn, sống lạc lõng, cô đơn ở vùng nửa quê nửa tỉnh, ngược lại so với lộ trình của cô Hiếu (trong Hoa hậu Bồ Đào), một người con gái quê có nhan sắc lên thành phố, phải chống chọi với bao nhiêu cạm bẫy, cám dỗ của lối sống thị thành. Bốn cô con gái Hương, Hồng, Hoa, Quá không chỉ cô đơn mà còn cô độc, họ cấu xé nhau bởi sự xuất hiện của một chàng hoạ sĩ. Tiểu thuyết này cũng chưa thoát khỏi truyền thống kết thúc có hậu, trừ cô Hương chị cả yên phận gái già, còn ba cô em đều đã lấy được chồng. Nhưng điều người đọc nhận ra qua bút pháp phân tích tâm lý của tác giả là nỗi cô đơn của phận người, những đố kỵ, ghen tỵ trong cuộc sống gia đình, cuộc sống lạc lõng của người dân ngụ cư. Cuốn tiểu thuyết ra đời sau thời điểm có cuộc di cư của một bộ phận nhân dân từ Bắc vào sau năm 1954, phải đối mặt với không ít những kỳ thị và khác biệt trong đời sống cộng đồng. Nhìn chung, là tiểu thuyết feuilleton, luôn phải phụ thuộc vào số trang, số chữ của từng kỳ ra báo, thậm chí phụ thuộc cả vào việc coi văn chương chỉ là phương tiện kiếm sống của người làm báo (có ngày ông phải viết đến 11 đoạn truyện khác nhau cho 11 tờ báo, viết mà không có thời gian đọc lại), nên không tránh khỏi sự trùng lặp, cố ý rút ngắn hoặc kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật.

Đặc sắc văn xuôi Bình Nguyên Lộc là ở truyện ngắn và tuỳ bút, cả những cái đã in thành sách và những cái chỉ mới in trên các báo, con số có thể lên đến vài nghìn tác phẩm, nhưng trong đó chỉ có khoảng hơn năm mươi tác phẩm thật hay, nằm rải rác trong các tập như Nhốt gió (1950), Ký thác (1960), Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc (1966), Tình đất (1966), Thầm lặng (1967), Cuống rún chưa lìa (1969)... Một thằng bé con có khát vọng “nhốt gió” lại, để gió đừng bay đi và cuối cùng đành phải thoả hiệp đùa chơi với gió. Chưa nói đến ý nghĩa khách quan toát ra từ hình tượng, chỉ cần nghĩ ra được hình tượng đã lạ, đã hết sức tân kỳ. Ký thác được nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh tái bản lần gần đây nhất năm 2001, gồm 16 truyện, trong đó có những truyện ngắn hay như Rừng mắm, Ba con cáo, Đôi bạn mắc hoa vông... tiêu biểu cho nghệ thuật truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc. Thằng Cộc theo ông và cha mẹ đến rừng nước mặn mà gia đình nó đặt tên là Ô Heo, chiến đấu với thiên nhiên, lấn biển để giành đất sống, gợi nhớ đến cuộc chiến đấu đơn độc giữa ngư ông và biển cả. Ba đời nhà thằng Cộc tượng trưng cho cuộc di dân của người Việt từ Bắc xuống Nam từ thuở xa xưa trong trạng thái “thềm người” đến cháy bỏng. Nếu ở Rừng mắm, ông đem đối sánh bản chất người của con người với thiên nhiên, với đất và nước, thì ở Ba con cáo ông phân biệt với bản năng động vật, là cuộc tranh giành sự sống giữa người và vật, trong vật vã đói khát giữa một bãi tha ma, cuối cùng con người cũng chiến thắng vế vật chất, nhưng lại trĩu nặng những di chứng tinh thần: “Hồ ly rùng mình một cái, không phải vì lạnh, cũng không phải vì sợ ma, mà vì chị bỗng sợ hãi chính mình, sợ hãi con người đã vơi cạn hết chất người.” Cuống rún chưa lìa là sự tiếp tục Ký thác, lần tái bản gần đây nhất tại California năm 1987, trước khi tác giả mất ít lâu, được gộp chung cả tập Tình đất vào thành 12 truyện và bài thơ Dâng má thương, thể hiện tấm lòng của ông hướng về thổ ngơi, về đất nước như cuống rún chưa lìa lòng mẹ. Nếu tiểu thuyết Đò dọc bóc trần tâm trạng của những người di cư, một trong những phương thức di dân, thì Cuống rún chưa lìalại hướng về cõi âm, là lương tâm của người Việt hướng về hương hồn của những tộc người xa xưa đã phải “điêu tàn”. Những truyện hay trong tập như Bà Mọi hú, Câu dầm, Bám níu, Phân nửa con người, Mấy vụ quật mồ bí mật... từ không khí liêu trai, thoát thai từ đất, đá, nước, cây thành sự sống con người. Một bà Mọi xuất thân từ miền sơn cước, quyết giữ đất, chống lại những người di dân. Một ông già câu cá đã từng xuống cõi âm trở về, không dám câu cá ở sông nữa, mà chỉ câu trộm cá ở ruộng trong mưa dầm gió bấc. Qua trang văn, đất như cỗi rẽ để con người bám vào, còn nước nuôi người sinh sản, lớn khôn.

Với Những bước chân lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, ông truy tìm nguồn gốc, dĩ vãng của Sài Gòn, một thành phố mới, còn ít tuổi, chưa kịp có dĩ vãng rêu phong. “Sài Gòn không có được một quá khứ lịch sử vang dội như Thăng Long, đài các như Huế, cho nên Bình Nguyên Lộc đã tạo cho Sài Gòn một đời sống trực tiếp, dân dã, dính liền với cõi âm, một cách nối dài lịch sử Sài Gòn với quá khứ bình dân của những người chết không tên tuổi” (T. Khuê, Tự điển văn học, bộ mới, Nxb thế giới, 2005, tr. 133), khi tình cờ lang thang trên đường phố, tác giả phát hiện ra Sài Gòn được “xây dựng trên một bãi tha ma minh mông”, cảm thấy được cái “thổ ngơi thơm phức hồn ma cũ”. Cùng lần lại lối xưa người cũ, nhưng Sài Gòn năm xưa (1962) và Sài Gòn tạp pín lù (1992) của Vương Hồng Sển mang đậm chất hồi ức kỷ niệm, Gia Định xưa (1984) và Người Sài Gòn (1994) của Sơn Nam mang đậm chất khảo cứu, còn những “trang viết lang thang” của ông là những tuỳ bút vừa phóng túng tài hoa, vừa phong trần nghệ sĩ. Cuộc truy nguyên nguồn cội của ông không chỉ bó gọn trong phạm vi Sài Gòn mà còn mở rộng ra phạm vi cả nước, cả dân tộc, không chỉ bằng tư duy hình tượng mà còn cả tư duy khoa học chặt chẽ, logic như ở các công trình Nguồn gốc Mã Lai Á của dân tộc Việt Nam và Lột trần Việt ngữ... những cuốn sách mà cho đến nay, ai nghiên cứu về các vấn đề trên đều phải lật lại để tra cứu.

Khác với các tác giả sinh ra từ đất Bắc, nhưng toàn bộ hành trạng cuộc đời và văn nghiệp đều gắn liền với phương Nam như Lê Văn Trương, Nguyễn Hiến Lê, nhưng đồng thời cũng khác với các nhà văn sinh ra ở Nam Bộ nhưng hoàn toàn viết theo lối Bắc như Đông Hồ và cũng không giữ nguyên đậm đặc chất liệu Nam Bộ như Hồ Biểu Chánh, văn chương Bình Nguyên Lộc thể hiện sự giao lưu văn hoá, đứng ở miền giao thoa văn hoá Bắc – Nam từ trong tâm thức, cách nhìn và nhất là giọng điệu văn chương. Khi sử dụng một từ ngữ có tính chất đặc thù của phương ngữ miền Nam, ông thường tìm cách giải thích, truy nguyên nguồn gốc của nó ở ngoài Bắc thế nào, có khi còn phê bình là nơi nào dùng chính xác, hợp lý hơn, không chỉ trong văn phong khoa học, trong giọng điệu trần thuật hay miêu tả, mà còn thông qua ngôn ngữ nhân vật: “Con chàng hiu má à! Người Bắc thì kêu nó là con chẫu chuộc nghe ít ghê hơn tên của ta. Tiếng chàng hiu gợi hình dáng một con người mà là người ma, ghê quá.” (Đò dọc).

Nói nhà văn là nhà nghệ thuật ngôn từ đối với Bình Nguyên Lộc còn chưa đủ, mà phải nói ông là nhà ảo thuật về ngôn từ, khi ông luôn có lối so sánh với những hình dung từ chính xác, đắc địa, hiện đại và tài hoa: “Là con trai tôi không khóc được. Nhưng lòng tôi đã tơi bời như áo mục phơi dưới gió to” (Ăn cơm chưa); hoặc “Vịnh Thái Lan, phần thuộc hải phận Việt Nam, chi chít những đảo là đảo, như có đứa trẻ tinh nghịch nào hốt đá cuội mà vứt rải trên một cái ao con” (Rung cây dừa); hoặc đoạn mở đầu truyện ngắn Rừng mắm, ông tả tâm trạng thằng Cộc dõi theo con chim bói cá: “Chim đang bay lượn bỗng đứng khựng lại, khiến thằng Cộc thích chí hết sức. Nó theo dõi con chim thầy bói ấy từ nãy đến giờ, chờ đợi cái phút này đây. Thật là huyền diệu, sự đứng yên được một chỗ trên không trung, trông như là chim ai treo phơi khô ngoài sân nhà. Chim thầy bói nghiên đầu dòm xuống mặt rạch giây lát rồi như bị đứt dây treo, nó rơi xuống nước mau lẹ như một hòn đá nặng. Vừa đụng nước nó lại bị bắn tung trở lên như một cục cao su bị tưng, mỏ ngậm một con cá nhỏ”. Sức nặng trang văn của ông không chỉ ở vốn tri thức về văn hoá, mà còn ở sự kết hợp hài hoà giữa giọng kể và giọng tả, vừa thể hiện sự bộc trực của miệt quê nơi ông sáng tác, vừa phóng túng, mượt mà của một ngôn ngữ chuẩn mực phổ thông.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên như định mệnh là ông sinh năm 1914 và mất năm 1987 đều cùng ngày, cùng tháng, đó là ngày Bảy tháng Ba. Vậy là, tròn 73 năm ông sống và lao động miệt mài, trong đó có những năm sung sức, ngoài việc hàng ngày ông phải nộp hàng chục bài cho các báo, ông in hàng chục tập sách gồm nhiều thể loại trong cùng một năm: Nhện chờ mối ai, Xô ngã bức tường rêu, Bí mật của nàng, Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương, Bóng ai ngoài song cửa, Hoa hậu Bồ Đào, Mối tình cuối cùng, Nửa đêm trăng sụp, Tâm trạng hồng,... gộp lại có đến mấy nghìn trang sách đều được in ra trong năm 1963! Lần lại sự nghiệp văn chương đồ sộ của ông, mà trong đó ngồn ngộn những tri thức văn hoá lịch sử, người đọc ngày nay không chỉ thấy được sức lao động cật lực của một nhà văn, một nhà văn hoá bậc thầy, mà còn có thể hình dung ra được cuộc sống của những người theo nghề văn, nghiệp báo ở miền Nam trước đây.

PHẠM PHÚ PHONG
Nguồn: SÔNG HƯƠNG 223


ĐỌC THÊM VĂN CHƯƠNG PHƯƠNG NAM:



Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Chuyện về nhà văn Sơn Nam, nhà thơ Nguyễn Bính

Những năm sáu mươi của thế kỷ 20, do làm cùng một ban của cơ quan báo chí nọ nên tôi có quen anh, sau đó chúng tôi thành thân nhau, và khi biết anh hơn tôi mấy tuổi, tôi nói với anh xin kết nghĩa anh em. Anh bằng lòng ngay. Rồi một hôm, nhân tôi tìm được một cuốn truyện ngắn in đã lâu, tác giả là nhà văn Sơn Nam, tôi đọc một mạch, sau một ngày hết veo hơn ba trăm trang.
Nhà văn Sơn Nam

Cũng bởi biết tôi đọc cuốn sách của tác giả Sơn Nam, anh nói nhỏ: “Để lúc nào mình kể về nhà văn Sơn Nam cho mà nghe. Tác giả ấy mình cũng rất yêu; và nữa, mình với anh ấy cũng là chỗ bạn thân như mình với cậu vậy”. Giờ, tôi xin nói vài nhời nữa về người anh mà tôi kết nghĩa: Tên anh là Huỳnh Minh Nhựt, cháu ruột của cụ Huỳnh Tấn Phát (Thủ tướng Chính phủ lâm thời của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam).

Anh Nhựt là dân miền Nam, tập kết ra Bắc. Những năm kháng Pháp, anh Nhựt công tác ở R. trong cơ quan thuộc Bộ tư lệnh miền của đồng chí Lê Duẩn. Anh Nhựt được phân công làm về báo chí. Dưới đây tôi xin được chép lại lời anh Huỳnh Minh Nhựt kể về nhà văn Sơn Nam:

“Có thể nói thế này về một đặc điểm của anh Ba Duẩn, anh rất mê đọc sách, nhất là các sách về triết học và văn học. Và nhà văn miền Nam mà anh Ba Duẩn rất quí trọng và thân tình là nhà văn Sơn Nam. Tất cả các truyện ngắn, các thể loại văn xuôi do nhà văn Sơn Nam viết thì đều chép ra một bản để dành đưa cho anh Ba Duẩn đọc.

Đấy là chưa kể đến chuyện cứ mỗi lần Sơn Nam vào thăm anh Ba Duẩn, theo nguyện vọng của anh Ba, nhà văn Sơn Nam đều đọc để anh Ba nghe. Nhà văn Sơn Nam có bản tính là bất cứ truyện ngắn hay thể loại văn xuôi nào, do mình viết ra, anh ấy đều thuộc lòng, nên cứ vậy nhà văn đọc ra để anh Ba thưởng thức.

Thế rồi, những ngày kháng chiến chống Pháp, nhà văn Sơn Nam từ R. là rừng miền Tây Nam Bộ, viết ra bao nhiêu thể loại văn xuôi và truyện ngắn, thì ông ấy đều tìm cách gửi về Sài Gòn cho một nhà xuất bản in. In xong, họ gửi ra chiến khu cho tác giả độ vài chục cuốn sách, còn đâu thì họ bán ở Sài Gòn, và bán cứ hết vèo vèo. Sách của anh ấy rất được độc giả Sài Gòn ưa chuộng.
Nhà thơ Nguyễn Bính

Nhận được sách biếu, việc đầu tiên là anh ấy đến tôi, rồi vào gặp anh Ba Duẩn để tặng sách. Vậy là đêm ấy, mình chuẩn bị một chiếc măng xông ngon lành, để thắp cho anh Ba Duẩn đọc tập sách mới in của nhà văn Sơn Nam. Mỗi khi anh Ba thức đêm đọc, thì mình làm một việc là đúng 23 giờ đêm vào nhắc anh Ba giờ giấc, và báo cáo anh Ba lịch họp và làm việc  ngày mai. Nhưng rất lạ nhé.

Lần nào cũng vậy, anh Ba đồng ý với sự nhắc nhở của mình, nhưng vẫn đọc, có đêm tới sáng luôn. Vậy mà, sáng hôm sau anh vẫn rất tỉnh táo vào điều khiển một cuộc họp, hay làm việc với các ban, ngành. Khi anh Ba đọc xong tập văn xuôi của Sơn Nam thì thể nào hai người sau đó cũng có một cuộc trò chuyện, mà tiếng cười hoan hỉ của họ vui râm ran.

Đến ngày cơ quan Bộ tư lệnh chuẩn bị tập kết ra Bắc, anh Ba Duẩn bảo mình đi gọi nhà văn Sơn Nam đến, và chuẩn bị mọi thủ tục để mời Sơn Nam cùng tập kết ra miền Bắc. Anh Ba nói: “Ra ngoài đó Trung ương nuôi cho nhà văn Sơn Nam sáng tác về Nam Bộ, về miền Tây Nam Bộ, để đồng bào miền Bắc có sách đọc, giàu có thêm vốn hiểu biết về miền Nam”.

Mình đi mời nhà văn Sơn Nam vào gặp anh Ba. Ấy vậy mà rồi anh Ba Duẩn nói thế nào, nhà văn Sơn Nam cũng nhất quyết không đi. Nhà văn nói tha thiết: “Anh Ba ơi, em là con cá mà miền Tây này là nước, là nước anh Ba ơi. Không lẽ anh vớt cá lên khỏi nước sao. Em ở lại mà, dẫu ở lại thì em vẫn là người của cách mạng, của anh Ba chứ”. Anh Ba Duẩn nghe thế, đành phải đồng ý và ngậm ngùi nói: “Em mà ở lại thì ta nhớ em đến chết mất”. Nhà văn Sơn Nam cũng nói: “Thế anh tưởng, em không nhớ anh sao. Anh Ba và các anh đi rồi, em chỉ ở lại đây, và em viết tiếp, rồi khi có người ra ngoài đó, em gửi truyện rồi văn xuôi của em ra biếu anh”.

Còn dưới đây là câu chuyện nữa của một anh từ chỗ nhà văn Sơn Nam toạ lạc, khi thời Diệm Thiệu, anh ấy ra miền Bắc có việc báo cáo với Trung ương, anh ấy đã kể lại như sau: Nhà văn Sơn Nam mở một ngôi trường nhỏ, rất nhỏ, chỉ có một gian rộng chừng hai chục mét vuông thôi, và dạy đâu chừng hơn một chục trẻ nhỏ. Ngoài cửa ra vào, gần sát mái lá có biển treo đề mấy chữ: “Học đường Sót Nót”. Bọn dân vệ và lính nguỵ đi càn qua chỉ nhòm thấy có trẻ con ngồi học, và lắng nghe thầy Sơn Nam giảng bài, hoặc nắn nót viết chữ trên bảng đen, để các em ở dưới cắm cúi viết vào vở học. Cán bộ ta nằm vùng ở đó, có người ngước nhìn hàng chữ: “Học đường Sót Nót” thì hỏi: “Nó là cái gì bay ơi. Là tên một loài cây ở Bời Lời rừng Cà Mâu à?” thì nhà văn Sơn Nam cười cười nói nhỏ: “Đúng, tên của loài cây như anh nói đó, và cũng là Học đường Sơn Nam...”.

Người kia gật gù có vẻ khoái trí, nhưng vẫn thắc mắc nói: “Sao không viết thẳng ra, mà còn vòng vo Sót Nót# (#Sót Nót: gốc chữ của tiếng Anh South và North nghĩa Nam Bắc. Đây là nhà văn Sơn Nam viết theo đúng với giọng nói nông thôn của người miền Tây Nam Bộ)”. Nhà văn Sơn Nam mới ghé sát tai người kia tiếp, nhỏ giọng: “Nó nghĩa là Nam Bắc là một. Hiểu rồi chứ?”. Người kia khoái trí quá vỗ tay ran và tiếp: “Biết ngay mà, ông vốn là người thâm thúy và luôn thích đùa. Nhớ anh Ba Duẩn nhiều hở?”. “Nhớ lắm!”, Sơn Nam nói.

Anh Huỳnh Minh Nhựt kể tiếp: “Có một nhà thơ nữa mà anh Ba Duẩn vô cùng yêu thích thơ của anh ấy, đó là nhà thơ Nguyễn Bính. Chính anh Ba Duẩn bảo mình nhiều lần là phải thuyết phục bằng được nhà thơ Nguyễn Bính nhận lời đi tập kết. Hồi ở R. anh Ba Duẩn cứ hôm nào thưa việc, lại bảo mình đưa Nguyễn Bính vào chơi với anh Ba, đọc thơ cho anh ấy nghe.

Anh Ba Duẩn có nói: “Đọc thơ của Nguyễn Bính càng thêm yêu cái làng quê của đồng bằng sông Hồng”. Khi anh Ba Duẩn biết nhà thơ Nguyễn Bính phổ thơ toàn bộ Bộ kinh của đạo Hoà Hảo của ông giáo trưởng Huỳnh Phú Sổ thì tấm tắc khen mãi. Anh Ba Duẩn bảo với mình rằng cách nay, năm ngoái anh đã đọc toàn bộ kinh của đạo Hoà Hảo, và thấy kỳ lạ là sao lại có thể giống giọng thơ của miền Bắc đến thế, thì hoá ra là như vậy.

Cái hôm nhà thơ Nguyễn Bính vào trò chuyện với anh Ba Duẩn, anh Ba hỏi nhà thơ Nguyễn Bính về chuyện đã phổ thơ vào Bộ kinh của đạo Hoà Hảo, nghe xong nhà thơ nhận ngay, và hỏi anh Ba: “Anh Ba có muốn nghe lại toàn bộ kinh của đạo Hoà Hảo mà em phổ thành thơ không?” Anh Ba Duẩn đáp ngay: “Có có! Bính đọc đi”. Nhà thơ Nguyễn Bính tiếp: “Bộ kinh đạo Hoà Hảo em phổ thành thơ,  ông giáo trưởng Huỳnh Phú Sổ rất mê. Bộ kinh có 3.202 câu thôi mà, em đọc nhé”.

Vậy là nhà thơ Nguyễn Bính cứ thế tuôn ra như suối chảy. Đến lúc nhà thơ Nguyễn Bính tạm ngừng nghỉ, để nhấp chén trà cho trong giọng, thì anh Ba Duẩn thong thả: “Em phổ thơ rất hay và có ý nghĩa lắm. Chúng ta, những người làm cách mạng vì dân tộc, vì đất nước, thì càng phải am hiểu một cách sâu sắc những câu kinh của đạo như thế này. Đây cũng chính là tâm ý, là nguyện vọng tha thiết của một bộ phận nhân dân mình đấy chứ. Nào, em đọc tiếp đi”.

Anh Ba Duẩn sửa lại tư thế ngồi, và trang trọng nghe nhà thơ Nguyễn Bính đọc ngân nga cho đến câu kinh thứ 3.202, là toàn bộ Bộ kinh của đạo Hoà Hảo

BÙI BÌNH THI
Theo ANTGCT





Hoàng Hưng đi tìm mặt

Anh gan se ruột thắt
Sao ai nỡ dày vò
Đến nhàu nát hồn thơ?
Hai nhà thơ Hoàng Cầm và Hoàng Hưng

Nhớ dạo ấy Hoàng Hưng ỳ ạch thúc con Ngựa biển[1] vào đời ngỡ như mặt mình. Được một lúc thì anh ngớ ra, thấy như không phải – Thế là anh trốn biệt. Đến sáu năm, anh lại tự giới thiệu, Hoàng Hưng đây Người đi tìm mặt[2]. Vì cái tên cuốn sách như một lời mời gọi, vẻ như e lệ, ngỡ ngàng và trăn trở, ngơ ngác, tôi bỗng hoá người đi tìm – theo anh và cùng anh. Có lẽ anh vẫn ngờ ngợ, chả biết cái mặt mình nó nấp ở chỗ nào trong cuộc sống vô cùng rắc rối và lắm mặt này, nhưng có lẽ tôi, khi đọc đi đọc lại năm bảy lần cuốn sách vuông mỏng mảnh y hệt cái mỏng mảnh của mỗi kiếp lụỵ, nặng nợ – càng nặng nợ hơn so với người bình thường khác vì chót đa mang cái nghiệp thơ vốn dĩ chẳng mấy khi xuôn xẻ – thì, chợt tôi thấy hoá ra mình với anh ta là đồng bệnh. Xưa, người ta nói đồng bệnh tương liên, bây giờ trước những trang thơ quằn quại này, tôi xin nói: “đồng bệnh tương… tầm!” Không phải “tầm chương trích cú” mà đúng là tầm… tìm dung nhan, hay tìm chân dung thì phải. Vì lẽ đó, trong nội dung bài viết này, tôi không đụng đến những bài gọi là “thể nghiệm” của một nhà thơ đang băn khoăn nhiều về thi pháp. Tôi chỉ nói về “nỗi niềm thơ” của Hoàng Hưng mà thôi.

Khổ! Con người ấy rời ghế nhà trường, bước vào đời đã tự nguyện chấp nhận sóng gió cơ mà, ừ, thì đấy, cứ tung lên quật xuống đi! Chấp nhận rồi mà nào được yên thân làm một chiếc lá rách! Thà làm một anh kí phán “sớm vác ô đi tối vác về” có tí đồng lương nuôi vợ nuôi con! Nếu thế thì đã đi một nhẽ. Khốn khổ! Lại đeo đẳng cái nghiệp thơ quái ác, anh ta cứ phải tìm đến những bậc cha anh từ bao nhiêu thế kỉ, từ tám chín phương trời. Chịu khó học, để rồi trăn trở với châu ngọc bọc trong chắt lọc tinh hoa cười khóc, niềm yêu thương đùm bọc từ ngàn hương hoa ngát đến chân tơ kẽ tóc của thi ca mới ân cần quyến rũ làm sao! Không thể, sau mỗi lần vấp ngã, mỗi trận đòn đau mà dứt được nghiệp dĩ! Phải viết để phơi gan, giãi óc trước cuộc đời mà anh yêu, lắm phen yêu đến cuồng nộ khi chẳng may cái mình yêu lại trở mặt phũ phàng với mình.

Quá yêu nên mới mải mê tìm – tìm một hình thù giải đáp. Trước cái vô cùng của vũ trụ, cái cực nhục của mỗi kiếp người, anh cứ hỏi, hỏi từ quá vãng đến mai sau, từ sợi cỏ may đến cái nền đá trắng lạnh, nào, mình là ai đây, là thế nào đây ? Cuộc sống trong muôn mặt của nó đến từ đâu, sẽ đi đến đâu?

Chẳng có một lời giải đáp. Cả đến Chúa trời cũng im như không có Chúa

Không có Chúa cho người xưng tội
Chỉ chờ xem trừng phạt lúc nào?

Gần anh nhất, thương anh nhất chỉ có vợ, là Em. Đọc thật chuẩn là Em Mờ, dẫu thương anh, Em cũng mịt mờ trước số phận:

Em linh cảm suốt một đời dằn dọc
Em bận tâm giải nghiệm những chiêm bao

Thế thì còn ai nữa? Có khi Hưng đành thôi, phó mặc trời đất, hơi đâu mà luẩn quẩn – Thà cứ xếp bằng như Đức Phật ngồi tù.

Nói thế chứ, làm sao thoát được những cơn đau quái ác vì còn phải sống, còn phải, lúc cần, quăng hết bản thân mình, để nuôi dưỡng những bản thể khác mà anh yêu lắm. Nhưng:

Kiếp này anh lại vụng
Có còn kiếp khác không em

Hưng thương người Em Mờ ấy quá, lắm lúc không biết đến thân mình nữa:

Tay quờ sang Em
                           Ngày buồn ăn cả vào đêm
                           Em ngồi như núi lặng im mà buồn

Cái kiếp Hưng nó nặng nghiệp oan gia. Chỉ mong nói ra được. Như con chó đen trong đêm gừ gừ, âm ấm sùng sục cái

Nỗi ngứa ngáy tiền kiếp
Phát điên vì không nói được

Có một thời, không biết Hưng ở cõi nào về với gia đình, mà đến nỗi… vợ khóc một đêm, con lạ một ngày, đến nỗi… bước vào cửa người quen tái mặt, thậm chí giật mình… một cái vỗ vai.

Xa nữa, có một thời… Dạo ấy, Hưng còn trẻ lắm mà: Một trăm bạc rượu tới Thiên đường – Tới thiên đường mà sao dễ thế, và rẻ thế! Anh mới tuổi ba mươi bỗng có một đêm, trên thiên đường ấy, anh đã “mất tân vì cô điếm ế”.

Đời sống đã làm anh hoá đá, nhưng vì anh còn là một đấng người, lại thêm: đấng–người–thơ, nên dù hoá đá thì vẫn biết rùng mình vì một hạt mưa.

Anh đã sống một thời gì mà:

… gần đất xa trời
Ngủ là xum họp với người cõi âm
Tỉnh ra là chết âm thầm

Cái kiếp hoàn toàn bất hạnh. Chả biết từ đâu, bất hạnh cứ dội xuống như mưa đá. Nhưng, tôi biết nếu không có phương tiện nói ra – nói ra được là nguôi được – thì sao đây ? Điên ư ? Hay phá phách đời mình ư ? May cho Hưng là còn có Thơ để giải oan khiên u uất của mình lên trang giấy ấm áp tình Người. Người viết hoa, mà anh tin và gửi gắm nhiều hi vọng.

Thế thì tại sao có đôi ba người nào đấy cứ tỏ ra bực bội khó chịu khi Hưng tự bộc bạch? Phải thiết tha với cuộc sống lắm, tôi nhấn mạnh: cuộc sống của dân tộc, của nước Việt Nam yêu quý – mới biết kêu lên để tồn tại, để làm việc gì đấy hữu ích cho đất nước. Nếu không thì tự cho mình một viên đạn vào đầu lại dễ. Sống được, thật khó. Hưng đã can đảm chấp nhận và kêu lên nỗi đau của chính mình – có thể là của vợ con mình, kêu giùm người khác nữa. Thiết nghĩ đó cũng là cái quyền sống sơ đẳng của một con người. Dẫu ghét anh ta đến mấy, ta cũng nên thừa nhận cho anh Hoàng Hưng cái quyền nhỏ nhoi và đau đớn ấy chứ?

Phải nói, từ Ngựa biển đến giờ, tôi cũng được đọc ít nhiều tập thơ của các bạn ít tuổi hơn, cách mình một hoặc hai ba thế hệ – đến Người đi tìm mặt thì, với số lượng quá ít ỏi nước mắt, (tuổi già giọt lệ như sương ấy mà) tôi đã khóc được đôi lần. Khóc được thì nhẹ người. Vì cũng đã lâu, đến tập thơ này, tôi bắt gặp nhiều câu thật hay, thật hiện đại mà vẫn bình dị trong truyền thống cảm nghĩ Việt Nam. Hình tượng: Chiếc phi cơ ra đi trong đêm rồi người thơ hỏi vào không trung:

Biết về đâu mà rơi

cứ làm tôi se lòng thắt ruột. Khổ! Ấy vậy đấy! Số phận một con người trước vô cùng trời đất và sâu thẳm lòng người.

Ngày ấy mắt em xanh
Yêu anh mắt em bạc vì nước mắt

Những câu thơ đơn côi, không ra khỏi lòng tôi được nữa

Cái mùi mồ hôi nước hoa
Đêm nhiều hang ổ mà ta một mình

Tôi đã ứa nước mắt, do một câu thơ Hoàng Hưng hay đến sững sờ, đến ngơ ngác:

Anh đánh mất mùi anh trên những sàn đá lạ
Chỉ còn mưa mùi nước mắt đêm

Chẳng biết cái gì đã thúc đẩy anh vào một cái rãnh chật, cạn nước chỉ còn bùn. Anh quẫy cựa. Anh sã cánh, tơi tả hết lông cánh như bị nhốt trong cái lồng bê tông vài mét khối. Anh thấm thía nông nỗi ấy đến

Ba năm còn nhớ một con thạch thùng
Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối

Một tập thơ căng mọng sự thật. Mỗi chữ  mỗi dòng đều từ  sự thật mà ứa ra, bật ra, bung ra. Những con chữ vỡ, nổ. Để, thật ra, qua tập thơ này, Hoàng Hưng đã tìm thấy mặt mình tuy anh không dám nhận, không phải vì khiêm tốn, mà anh rất thật lòng, cảm thấy mình chưa vẽ được trọn vẹn chân dung mình, anh thú nhận:

Quên ngay từng bước vừa đi
Không biết chỗ bàn chân đặt tới

Vì Hưng này không đếm sang đến B. Từ A anh đi quanh quẩn mãi chỉ tìm thấy A rồi lại trở về A. Như toán học thì người ta viết A, A’ rồi A”. Hoàng Hưng là thi sĩ tìm nỗi Đau, ta viết tắt là Đ; anh chỉ tìm thấy Đ và anh lại luẩn quẩn phát hiện ra nỗi đau tiền kiếp. Như Đ, Đ’ rồi lại đến Đ”.

Đó là nỗi trằn trọc, băn khoăn, day dứt vào nửa cuối thế kỷ XX mà sau hai cuộc tổng chiến khủng khiếp, tưởng là sau những Postdam, những Nuremberg, Paris, những Genève…sẽ yên ổn cả hoá ra… Chao ôi !

Thơ đi tìm mặt Thơ đây
Khiếp thay mặt đất! Khổ thay mặt mình!

Một cuộc tìm kiếm cũng bất tận. Kết thúc sẽ là hư vô. Anh biết trước như vậy, nhưng anh vẫn muốn xông vào hư vô nữa mà tìm. Có nhà thơ đã nói:

Tôi bắt đầu đi, nghĩa là tôi đã đến

Nhưng “đến” để rồi làm gì? Có lẽ rất ít thi sĩ nào trên quả đất này lại “dừng” để hưởng thụ cái thành đạt – dẫu rằng lớn lao – của một tập thơ, kể cả một đời thơ. Ngay từ lúc sống, có lúc anh ta đã muốn đi vào cái chết để tìm xem phía sau cái chết là gì nữa cơ!

Tôi mong các bạn, trước những trang viết bằng máu và nước mắt, hãy mở tấm lòng độ lượng vị tha.

“La douleur fait les grands poètes”
 (Nỗi đau làm nên những thi sĩ lớn)

                    Alfred de Musset

Không thông cảm mà cứ đọc, trước hết là thấy thơ quái gì mà khó hiểu thế. Đã không chịu hiểu thì liền kết tội nó là “đánh đố” thậm chí là xấu nữa, (tuy mấy năm gần đây quả thật cũng xuất hiện lác đác một số bài thơ vô cảm, vô nghĩa, viết bằng lối làm xiếc chữ nhưng độc giả vẫn cần bình tĩnh xem xét và phân biệt thực hư) trong khi nó đang ngửa mặt chờ những tia mắt yêu thương đấy. Đôi khi cũng có vài ba nhà thơ sống ung dung, xe ngựa, lâu đài sênh sang, gặp toàn may mắn. Nhưng cũng chính vì thế mà mất Thơ. Còn phần lớn đều phải chịu những nỗi đời đau khổ, thậm chí oan khiên. Nếu có phải nói lên một cái gì đó thì người thi sĩ chỉ chống đỡ với nỗi đau đang cắn xé mình và chống trả cái ác đang còn làm khổ mình và khổ cả thiên hạ. Còn thì người thơ, anh ta (hay chị ta) toàn là người lành, người hiền nhất dưới gầm trời này. Nếu có nổi lên một hình bóng nào của anh (hay chị) ta thì cũng bất quá là:

Cái quay búng sẵn trên trời
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm

                    Nguyễn Gia Thiều

Tôi mong – và điều này, từ khi văn nghệ bước vào cuộc Đổi Mới đất nước, tôi mong ngày càng có nhiều bạn cảm thông được với mỗi chữ tâm huyết của người thơ, chia sẻ với anh ấy (hoặc chị ấy) những lo toan, ưu phiền, những quằn quại trong cơn đau sáng tạo, cơn đau của người mẹ sinh nở và cùng ghé vai gánh đỡ người thơ cái nghiệp quá nặng để rồi có thể cùng anh ấy hay chị ấy đi tìm mặt mình, bộ mặt ấy là cái gì đây, là thế nào đây, sẽ ra sao đây trong cõi nhân gian còn đầy rắc rối, đầy hiểm hóc và đầy bí ẩn?

Hoàng Hưng đã đi tới một tính cách rõ rệt trong thơ. Nỗi quằn quại của đời anh, ngòi bút anh đang nói với chúng ta đôi điều mới lạ về số phận con người. Anh còn phải tiếp tục đi nữa, hoàn chỉnh nhân cách thi sĩ, nhìn thẳng vào số phận nghiệt ngã của mình và có thể của nhiều người khác nữa. Anh còn đi kể cả có lúc:

… Quên ngay từng bước vừa đi
Không biết chỗ bàn chân đặt tới.

Hà Nội, cuối tháng 4-1994
HOÀNG CẦM

Nguồn: Báo Văn Nghệ 1994; Văn xuôi Hoàng Cầm, NX B Văn Học 1999


_____________
[1] Tập thơ của Hoàng Hưng, NXB Trẻ, 1988
[2] Tập thơ của Hoàng Hưng, NXB Văn hoá Thông tin, 1993


ĐỌC THÊM VĂN CHƯƠNG PHƯƠNG NAM:



Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Bùi Giáng trong cái nhìn của các nhà phê bình văn học ở miền Nam trước 1975

Văn nghiệp của ông dù trải qua những biến thiên của cuộc sống nhưng nó vẫn vượt qua mọi giới hạn, mọi rào cản của đời sống chính trị xã hội để tồn sinh với cuộc đời. Bởi lẽ, cái làm nên giá trị văn chương của Bùi Giáng không chỉ có ở tài năng của ông mà còn ở tấm lòng của ông đối với quê hương đất nước…
Nhà thơ Bùi Giáng

1. Nói đến Bùi Giáng, người ta thường nghĩ đến một nhà thơ vừa quen lại vừa lạ. Quen vì thơ ông vốn mang âm hưởng lục bát của ca dao, của truyện Kiều, dễ thuộc, dễ nhớ, được nhiều người yêu mến, tìm đọc. Nhưng lạ, vì để hiểu đời và thơ Bùi Giáng là điều không đơn giản. Vì vậy, Bùi Giáng luôn là một hiện tượng thu hút rất nhiều sự quan tâm của độc giả cũng như các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong và ngoài nước từ khi ông còn hiện hữu trên cõi đời cho đến lúc ông đi ra ngoài cõi sống.

Trong văn học miền Nam 1954 – 1975, đời và thơ Bùi Giáng luôn được các nhà phê bình văn học chủ tâm nghiên cứu. Bùi Giáng đã hiện diện trong các công trình phê bình, nghiên cứu văn học ở miền Nam như: Những nhà thơ hôm nay (Nhà văn Việt Nam xb, Sài Gòn, 1957) của Nguyễn Đình Tuyến; Văn học hiện đại, thi ca và thi nhân (Quần Chúng xuất bản, Sài Gòn, 1969) của Cao Thế Dung; Những Khuynh hương trong thi ca Việt Nam (Khai Trí xb, Sài Gòn, 1962) của Minh Huy; Thơ Việt Nam hiện đại 1900 – 1960 (Hồng Lĩnh xb, Sài Gòn, 1969) của Uyên Thao; Tác giả tác phẩm (Tác giả Xb. Sài Gòn, 1973) của Trần Tuấn Kiệt... Đặc biệt cùng với Trịnh Công Sơn, Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Nhật Tiến, Thế Uyên, Thế Phong, Võ Hồng, Bùi Giáng là một trong mười khuôn mặt văn nghệ được Tạ Tỵ nói đến trong tác phẩm chân dung văn nghệ có tên Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay nổi tiếng của mình do Lá Bối xuất bản, Sài Gòn, 1972.

Và càng đặc biệt hơn khi Tạp chí Văn, một trong những tạp chí nghiên cứu, phê bình văn học có uy tín trong đời sống văn học miền Nam trước 1975 đã dành hẳn số 11 ra ngày 18/5/1973 để giới thiệu về Bùi Giáng với các bài: “Bùi Giáng, hồn thơ bị vây khổn” của Thanh Tâm Tuyền; “Thi ca và tư tưởng” của Tuệ Sỹ; “Bùi Giáng, về cố quận” của Nam Chữ; “Bùi Giáng, cải lương ca” của Cao Huy Khanh; “Bùi Giáng trên đường về cố hương” của Trần Hữu Cư; “Ẩn ngữ, cung bậc thi ca” của Thục Khưu; “Chung quanh vấn đề Bùi Giáng” của Trần Tuấn Kiệt; “Thư từ” trao đổi giữa Nguyễn Xuân Hoàng và Bùi Giáng và một số sáng tác thơ, văn của ông …

Ngoài ra Bùi Giáng còn xuất hiện trên nhiều báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khác ở miền Nam trước 1975 mà do điều kiện khó khăn về việc tìm kiếm tư liệu, người viết bài này chưa có thể sưu tập được. Tuy nhiên qua những gì hiện có, chúng ta cũng có thể khẳng định rằng Bùi Giáng là một trong những hiện tượng văn học khá nổi bật thu hút ngòi bút của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học ở miền Nam trước 1975. Và nói như Tạ Tỵ: “Bùi Giáng là một hiện tượng, người yêu thơ phải nhìn Bùi Giáng qua phong cách độc đáo, ở đấy, mỗi dòng, mỗi chữ, mỗi ý, được viết ra là máu thịt của thi nhân dâng hiến cho đời. Thơ Bùi Giáng không thuộc trường phái nào hết. Nó không cũ, chẳng mới. Nó có thể là thơ, là tư tưởng, đôi khi thơ và tư tưởng lẫn lộn giao hòa tạo thành một vùng “mờ mịt thức mây”. Thơ Bùi Giáng như cơn đau chưa dứt, như nỗi bàng hoàng chiêm bao chợt tỉnh, để rồi lại chìm vào chiêm bao khác. Nó bâng khuâng ở mỗi vần, mỗi chữ. Có lúc, nó buồn bả như niềm tuyệt vọng! Người yêu thơ cứ phải men lần theo, như đi trên một hành lang trú ngụ. Nhiều điều bí mật. Mỗi khúc quanh lại mở ra những kỳ dị phi thường”.(1)

Nhận định trên đây của Tạ Tỵ về Bùi Giáng có lẽ cũng là cảm thức chung của các nhà phê bình văn học ở miền Nam trước 1975  khi nghiên cứu về đời và thơ Bùi Giáng.

2. Buffon nói “Văn là người”. Điều đó rất đúng với Bùi Giáng. Đi vào cõi thơ Bùi Giáng tức là đi vào cõi người của Bùi Giáng. Mà cuộc đời Bùi Giáng thì phiêu bồng như thơ ông. Vì vậy, để hiểu đời và thơ Bùi Giáng có lẽ người đọc cũng phải để hồn mình bồng bềnh phiêu lãng trong cõi thơ của ông. Bởi Bùi Giáng đã từng quan niệm “Cõi thơ là cõi bồng phiêu”. Đi vào cõi thơ Bùi Giáng tức là đi vào cõi bồng phiêu của đời Ông. Vì vậy khi tìm hiểu các bài nghiên cứu, phê bình văn học ở miền Nam trước 1975 viết về Bùi Giáng, chúng tôi đều thấy chất phiêu bồng này đan xen trong tâm thức và cảm quan của người viết. Thế nên, để hiểu Bùi Giáng, các nhà phê bình, nghiên cứu phải xuất phát từ nhiều điểm nhìn, nhiều hệ quy chiếu khác nhau thì may ra mới chạm đến cõi thơ và cõi đời Bùi Giáng. Bởi theo Tạ Tỵ, Bùi Giáng là người “đã đi vào chiêm bao giữa cuộc sống vì cuộc sống vừa khủng khiếp vừa nên thơ, con người không thể dùng lý luận để biện minh phải trái. Nhưng dù nói gì mặc lòng, đích thực thơ Bùi Giáng bị cái hàng rào triết học bủa vây thật chặt chẽ” (2). Và theo chúng tôi, đây chính là một yếu tính trong đời và thơ Bùi Giáng.

Nói đến thơ và đời Bùi Giáng là nói đến sự hợp hôn diệu kỳ giữa thi ca và triết học. Chính vì vậy đi vào cõi thơ Bùi Giáng, người đọc cần có một tầm đón đợi phù hợp, phải xuất phát từ nhiều điểm nhìn khác nhau cùng với một vốn sống, vốn văn hóa phong phú may ra mới thấu cảm được với hồn thơ của thi sĩ. Đây cũng là điều mà các nhà phê bình văn học ở miền Nam trước 1975 tập trung lý giải. Bởi theo Nguyễn Đình Tuyến “Thơ Bùi Giáng được rất nhiều ca tụng nhưng đồng thời cũng gặp nhiều ngộ nhận. Đó là hiện tượng không thể tránh được đối với các thi tài lớn. Từ lâu, nhà thơ đã linh cảm những bất trắc trên đường sự nghiệp, nhưng với một khát vọng thiết tha và mãnh liệt khởi sự từ mưa nguồn chớp bể, nhà thơ vẫn đi theo tiếng gọi của nàng thơ và không thể chiều ý tất cả chúng ta”.(3)

Tuy nhiên với sự đồng cảm và tri âm sâu sắc của những tâm hồn đồng điệu, các nhà phê bình văn học ở miền Nam đã đến với đời và thơ Bùi Giáng bằng một sự trân quí, sẻ chia. Chính vì vậy, trước bao nhiêu câu hỏi của người đời về hiện tượng điên hay không điên của Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền trong bài viết “Bùi Giáng, hồn thơ bị vây khổn” với tất cả sự cảm nhận, tinh tế của một thi sĩ và trách nhiệm của một nhà phê bình đã xác tín “Không. Bùi Giáng không điên, ông là một nhà thơ sáng suốt cực kỳ. Ông là một nhà thơ “ngộ”. Đừng hiểu chữ “ngộ” trong cái nghĩa đơn giản của Đạo giáo…” (4). Và chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với nhận định này của Thanh Tâm Tuyền.
           
Quả thật, Bùi Giáng không phải là một nhà thơ điênnhư có người nhầm lẫn. Trạng thái điên “nếu có” ở Bùi Giáng chính là sự phóng chiếu của những ẩn ức, đam mê trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Và nếu nhìn từ lý thuyết phân tâm học của Freud chúng ta sẽ thấy rõ vấn đề này. Chính vì vậy, trong cái nhìn của các nhà phê bình văn học miền Nam trước 1975, Bùi Giáng là một thi nhân luôn gắn với cuộc sống con người và hồn thơ của ông luôn neo đậu trong cõi người. Nếu có phiêu bồng thì đó chỉ là sự phiêu bồng của những phút thăng hoa trong sáng tạo. Nói như Cao Thế Dung: “Đọc thơ Bùi Giáng ai cũng nhận thấy có cái độc đáo từ chiều sâu thẳm trong cõi tiềm thức. Chiều sâu ấy như chiều sâu của vô cùng với khắc khoải của khát vọng từ xa vắng người mà rất người” (5). Và cũng theo Cao Thế Dung, tìm vào cõi thơ Bùi Giáng: “người ta chợt nhớ ra cái bóng dáng xa xăm của Verlaine khi bắt đầu dấn thân vào cuộc đời. Nỗi buồn của thơ Bùi Giáng tựa như âm thừa của trận mưa nguồn, của cỏ nội. Nỗi buồn dâng thiệt cao trong cơn say rồi thoát giữa hư vô để tìm lại bóng con người. Nỗi buồn ấy thấm sâu rồi lan nhẹ theo từng mảnh tâm tư trước cơn dao động của ý thức”.(6)
           
Song cõi thơ Bùi Giáng không chỉ đậm đặc nỗi buồn mà còn chất đầy nỗi cô đơn của thân phận trước những dâu bể cuộc đời. Nỗi cô đơn ấy nhiều khi ám ảnh cả đời người  mà nếu không “vịn” vào một cái gì đó để “đứng dậy” thì con người cũng dễ bị gục ngã trước cuộc sống. Trong cõi thơ Bùi Giáng nỗi cô đơn là một căn tính mà các nhà phê bình văn học ở miền Nam trước 1975 đều nhận thấy. Vì vậy, khi nhận định về vũ trụ thơ Bùi Giáng, Tạ Tỵ đã thốt lên một cách xa xót: “Bùi Giáng thường gặp mình giữa hồn mình. Cô đơn và cô đơn trước bạt ngàn vướng mắc”(7). Còn Trần Hữu Cư thì cho rằng: “Bùi Giáng vẫn còn đó, có lẽ Bùi Giáng chỉ nhận những lời ngợi khen hay thống trách, nhưng có lẽ quá hiếm người hiểu ông muốn làm gì trên cõi đời này… Cho nên Bùi Giáng vẫn sống cô độc”. (8)
           
Quả thật những suy nghĩ của Tạ Tỵ và Trần Hữu Cư về nỗi cô đơn trong đời và thơ Bùi Giáng thật đúng với cõi đời và cõi thơ của ông. Cô đơn vốn là một căn tính trong bản thể. Tùy theo thân phận / nhân vị của mỗi người mà nỗi cô đơn đó hiện hữu như thế nào!? Ở Bùi Giáng, theo chúng tôi, nỗi cô đơn của ông là nổi cô đơn của định mệnh, của duyên nghiệp. Ông không chỉ cô đơn trong đời mà còn cô đơn trong thơ, cô đơn trong tư tưởng của mình. Sự cô đơn ở Bùi Giáng như một hệ lụy tất yếu của số phận, không thể lý giải. Vì thế, đã lâu rồi, người ta vẫn cứ đặt nhiều câu hỏi về đời và thơ của ông. Và từ những góc nhìn, những suy tưởng riêng của mình mà mỗi người có cách lý giải khác nhau. Nhưng nếu bảo rằng chúng ta đã hiểu và chia sẻ hết những gì hiện hữu trong đời và thơ Bùi Giáng, thì đó là điều không thể !? Nói như Trần Hữu Cư: “Bùi Giáng vẫn sống trong cô độc”. Bởi theo Tạ Tỵ: “Thơ với Bùi Giáng đích thị không phải là cứu cánh, chỉ được thực hiện nhằm giải tỏa ám ảnh về thân phận trong vòng đai cuộc sống nhiều băn khoăn với ý thức siêu hình”. (9) 
           
Vì vậy, trong cái nhìn của các nhà phê bình văn học ở miền Nam, thơ Bùi Giáng là “cuộc hội thoại giữa thi ca và tưởng…”. Nó “luôn luôn là những tương ứng của chung và riêng” (10). Và cuộc hội thoại nầy chính là một đặc điểm trong thi pháp thơ Bùi Giáng mà theo Cao Huy Khanh trong bài tiểu luận “Bùi Giáng, cải lương ca” thì “Văn chương Bùi Giáng là một nỗ lực giải quyết và thực hiện tư tưởng triết lý tồn sinh một cách sống động và thơ mộng” (11). Tính chất triết lý này chi phối rất sâu sắc cõi sống và cõi thơ của Bùi Giáng. Vì vậy, Tạ Tỵ cho rằng: “Bùi Giáng đi vào cõi thơ luôn đeo bên mình niềm ám ảnh của triết học” (12). Và chính vì thế “Bùi Giáng làm thơ nhưng chẳng bao giờ thừa nhận thi ca là lẽ sống duy nhất của đời mình. Người thơ coi kiếp sống như một hiện hữu bất đắc dĩ, nên làm thơ cho khuây khỏa ám ảnh, cái ám ảnh thực sâu đậm bi thương giữa cõi đời hỗn mang và suy tưởng thuần khiết” (13). Và cũng theo Tạ Tỵ: “Bùi Giáng thoát hồn vào ảo giác để nhận ra sự thật” (14). Nhận xét nầy có thể xem là một gợi mở, là chìa khóa để giải mã hành trình sáng tạo thơ của Bùi Giáng cũng như sự hiện hữu khá dị thường của ông trong cuộc đời mà hiện nay vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời đáp!?
           
Một điều lý thú mà hầu hết các nhà phê bình ở miền Nam trước 1975 đều tập trung nghiên cứu với những nhận định khá sâu sắc và xác đáng đó là lĩnh vực ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng. Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn từ trong thơ bao giờ cũng là một trong những giá trị đặc biệt làm nên phong cách nhà thơ. Ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng là một vũ trụ ngôn ngữ mà ở đó cuộc hôn phối diệu kỳ giữa thi ca và tư tưởng được thể hiện một cách sâu sắc. Vũ trụ ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng là vũ trụ của những tiếng nói vang vọng từ trong chiều sâu tâm thức và tâm cảm cho nên nó là một thứ ngôn ngữ phi / siêu logic, ngôn ngữ nghệ thuật phi / siêu nghệ thuật. Vì vậy trong cái nhìn của Cao Thế Dung “Thơ Bùi Giáng vốn là sự khó hiểu vì ông đã phá cái trật tự của ngôn ngữ, ông đã đảo lộn cái cơ cấu tạo hình ngôn ngữ. Ngôn ngữ qua thơ ông chỉ còn là một thứ trò chơi. Ông dỡn với từng chữ, đùa cợt với âm thanh thơ” (15) . Còn Tạ Tỵ lại cho rằng: “Thơ Bùi Giáng mang nhiều ẩn dụ ở chiều sâu ngôn ngữ” (16). Và theo Nam Chữ: “Mặc dầu có khi trái ngược nhau đến cực độ, ngôn ngữ thi ca của ông (Bùi Giáng - THA) ngụ ý một cách sâu xa. Người ta biết rõ ràng những dung từ khó khăn nhất, những âm vận ngắn củn nhất, đôi lúc đến quá liều lĩnh, khi đi vào trong cung cách lập ngôn của ông đều trở nên linh hoạt dị thường, đều trở nên nhẹ nhàng và âm điệu réo rắc như nhịp tấu của một tay gảy đàn tài tử, không còn câu nệ ở hình thức cây đàn nữa”. (17)
         
Mặt khác, từ góc nhìn truyền thống Cao Huy Khanh cho rằng: “Thơ Bùi Giáng cốt yếu là một hiện tượng ngôn ngữ độc đáo tựu thành từ mối đam mê nguồn thơ lục bát (đặc biệt truyện Kiều) phối hợp với âm điệu ca dao thuần túy dân tộc” (18). Song phải chăng, ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa thi ca và tư tưởng, giữa nghệ thuật và triết học. Và điều nầy đã tạo nên một phẩm chất riêng có trong thơ ông, nên khi nhận định về ngôn ngữ thơ Bùi Giáng, Nguyễn Đình Tuyến cho rằng: “lời thơ rộng rãi luôn luôn thay đổi bình diện, thâm trầm trang nhã mà không xa lời ca nơi đồng ruộng, thôn trang, bình dị mà tân kỳ, đó là tính chất của thơ Bùi Giáng” (19)
           
Tuy nhiên khi nói đến ngôn ngữ thơ Bùi Giáng, các nhà phê bình văn học không chỉ nói đến mặt sáng tạo, mặt thành tựu mà còn chỉ ra những mặt hạn chế. Đó là sự dễ dãi, đùa cợt, sáo rỗng trong ngôn ngữ ở một số bài thơ của Bùi Giáng mà theo Cao Thế Dung là kỹ thuật thơ của Bùi Giáng “chưa phải là điêu luyện vì cách sử dụng ngôn ngữ của ông còn nhiều điểm đáng chê vì nó không thể hiện được phần yếu tính của thơ”. (20) Không những thế, Cao Thế Dung còn cho rằng có lúc Bùi Giáng sử dụng những “ngôn từ quá cũ, sáo rỗng, chẳng hạn như “Nữ Chúa Nương” và nhiều khi còn dùng những ngôn ngữ mà với thi ca nó sẽ tầm thường như con chuồn chuồn, con kiến”. (21) 

Theo chúng tôi, ý kiến nầy tuy có phần xác đáng nhưng cực đoan. Vì không nhất thiết cứ là thơ thì ngôn ngữ phải là những “lời có cánh” bay bỗng, sang trọng, xa cách cuộc sống đời thường. Và nếu cho rằng dùng những ngôn từ trong cuộc sống làng quê như chuồn chuồn, con kiến sẽ làm tầm thường hóa thơ ca thì đây là ý nghĩ có phần hàm hồ . Bởi vì, ngôn ngữ thơ, suy cho cùng cũng là ngôn ngữ từ đời sống được nhà thơ chưng cất lên mà thôi. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây, là nghệ thuật và kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ như thế nào trong quá trình sáng tạo thơ ca, chứ không phải là việc dùng từ “bình dân” hay “bác học”. Bởi lẽ, nói như Rimbaud: “Tiếng nói kia của nhà thơ sẽ là hồn của tâm hồn, thu gom hết sự vật, hương, thanh sắc, nó sẽ là ý tưởng móc vào ý tưởng mà lôi kéo đi”. (22)

Một bình diện khác trong thế giới nghệ thuật thơ Bùi Giáng mà các nhà phê bình văn học ở miền Nam cũng đề cập đến đó là giọng điệu mà theo Uyên Thao: “Bùi Giáng cũng tạo được một cái lạ” đó là “cái ngang” và chính “cái ngang” này đã làm cho “Bùi Giáng có cái giọng bạt đó và cái giọng bạt đã ảnh hưởng vào âm vận của thơ Giáng” (23). Và trong cái nhìn của Uyên Thao thì Bùi Giáng là một trong không nhiều gương mặt thơ tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt Nam.

Thục Khưu trong bài Ấn ngữ, cung bậc thi ca Bùi Giáng, đã cảm nhận vẻ đẹp trong giọng điệu thơ Bùi Giáng bằng những cảm xúc rất tinh tế và sâu sắc. Theo Thục Khưu cái ngân nga trong thơ điệu Bùi Giáng “là một bức thông điệp mỹ miều đồ sộ của tâm hồn” (24). Thơ là tiếng nói của tâm hồn. Giọng điệu trong thơ bao giờ cũng là giọng điệu của tâm hồn thi nhân. Đây là một trong những yếu tố thi pháp làm nên nét riêng trong phong cách của mỗi thi nhân. Giọng điệu ấy bao giờ cũng là phương thức hữu hiệu nhất chuyển tải tâm thức và tâm cảm của thi nhân đến người tiếp nhận. Vì thế, Tạ Tỵ cho rằng: “Thơ Bùi Giáng súc tích chứa đựng nhiều u uẩn. Cái khung trời sáng láng hồn hậu chan hòa mơ ước, phiêu bồng của buổi nào xa xôi, vẫn thấp thoáng hiện về trong thi nhân qua những vần điệu” (25).

Không chỉ lạ lẫm trong giọng điệu, thơ Bùi Giáng cũng khám phá nhiều lĩnh vực của hiện thực và đó là một hiện thực luôn vận động: từ truyền thống đến hiện đại, từ thế giới hữu hình đến vô hình, từ hiện thực cuộc đời đến hiện thực tâm linh... Sự vận động này vô cùng linh hoạt và biến sinh theo sự biến đổi của đời sống. Nó phiêu bồng và chuyển dịch như cuộc đời của thi nhân. Chính vì lẽ đó, Nam Chữ cho rằng: “Phần lớn, đề tài trong thi ca Bùi Giáng còn phức tạp hơn cả người ta tưởng tượng được. Nó còn đảo lộn hơn cả cái người ta hiểu. Nghĩa là đã có một sức cảm quan như vượt qua sự rung động thuận lợi của một cá nhân hơn là một con người” (26). Vì vậy, cũng theo Nam Chữ hành trình tiếp nhận thơ Bùi Giáng cũng là một hành trình đi từ chối bỏ đến tham dự, từ ngoại vi đến trung tâm... Và đây là một hành trình lâu dài.

Ta hãy nghe Nam Chữ giãi bày hết sức thành thực về hành trình tiếp nhận thơ Bùi Giáng trong đời sống văn học lúc bấy giờ: “Một trường hợp rất bi đát nhưng có thực trong đất nước Việt Nam này, chúng ta có ngờ nỗi đâu một người suốt đời tận tụy với nghệ thuật, đã có hơn mấy chục tác phẩm được in ra (tiểu luận, phê bình, dịch, thi ca…) giờ đây lại thêm một mớ tóc trắng phất phơ về chiều, trừ một số rất ít chịu thần phục, thơ ông, lại gần như không có độc giả… Một vài tác phẩm, nhất là về thi ca cái giá trị đúng mức của nó, lần đầu tiên xuất hiện đã không được đón nhận rộn rịp như một số thi sĩ trước ông và sau ông vài năm. Thực ra phải đợi đến nhiều năm, gần 10 năm sau tác phẩm thơ ca của ông ra đời người ta mới hốt hoảng và tìm đọc lại những tác phẩm trước kia của ông” (27). Phải chăng, đây cũng là qui luật hằng thường trong tiếp nhận các hiện tượng văn học của người đời. Đến nỗi, một thiên tài như Nguyễn Du mà còn phải thở than: Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như... nghe sao mà chua chát thế!

Và cũng theo Nam Chữ cách lập ngôn của Bùi Giáng “là cách ông muốn im lặng đến cùng. Ông muốn nói một thứ tiếng nói im lặng, chẳng ai hiểu ông cả. Trừ phi một người nào đó trong chúng ta cùng đứng trên vực thẳm lặng lờ như ông, cùng nhìn xuống đáy sâu không đáy kia.” (28). Theo chúng tôi cái im lặng của Bùi Giáng là im lặng của một người đã đốn ngộ. Và ông dùng thơ ca để chuyển tải sự im lặng của mình như một ứng phó trước những nhiễu nhương của cuộc đời mà ông chỉ dự phần như một kẻ bên lề.

Song, cuộc đời đã không để Bùi Giáng sống trong lặng im. Bởi càng ngày, người yêu thơ Bùi Giáng, người quí mến, kính trọng văn tài của Bùi Giáng càng nhiều và luôn có sự tiếp nối giữa các thế hệ. Đây có phải là niềm hạnh phúc với ông chăng?! Bởi như Trần Tuấn Kiệt trong bài viết chung quanh vấn đề Bùi Giáng đã xác quyết: “Ta có thể so sánh con người Bùi Giáng ngày nay với Đức Phật thời Ngài mới bắt đầu thuyết pháp ở vườn Lộc Uyển. Trong khi đó ma vương quỉ sứ và môn đệ Bà La Môn giáo đến châm chích đủ điều. Nhưng Đức Phật vẫn là Đức Phật và ma quỉ gì đó vẫn là ma quỉ”. (29)

3. Có thể nói, Bùi Giáng hiện hữu giữa đời như một ngôi sao lạ, mà theo thời gian, hào quang của nó chắc chắn sẽ còn mãi tỏa sáng. Cuộc đời và văn nghiệp của ông có thể còn những uẩn khúc, những bí mật cần được giải mã. Song một điều, ai cũng phải thừa nhận đó là tài năng của ông. Những tháng năm còn “làm kiếp con người” (từ dùng của TCS), Bùi Giáng chẳng có gì cả: học vị, học hàm, địa vị xã hội, tài sản... nghĩa là ông không có một chút lợi danh gì cả ngoài những ngày tháng phiêu bồng. Ông là một người “vô sản” đúng nghĩa chứ không phải là những người “vô sản” chỉ được phủ một lớp vỏ danh từ. Nhưng tài sản mà ông để lại cho đời thật vô giá nhất là sự nghiệp thơ ca của ông mà nói như Tạ Tỵ: “Bùi Giáng không nói gì cả, nhưng toàn bộ thi phẩm của Bùi Giáng đã khơi động một trời thơ rộng rinh, bát ngát. Thi nhân không dấn thân vào đâu hết, coi cuộc đời như cõi dong chơi tạm bợ. Làm thơ cũng là đi vào thơ như đi vào cõi vô định. Không có chọn lựa hay thử thách chỉ có xúc cảm và ngôn ngữ giao thoa, diễn đạt những gì ám ảnh trong hồn”. (30)

Văn nghiệp của ông dù trải qua những biến thiên của cuộc sống nhưng nó vẫn vượt qua mọi giới hạn, mọi rào cản của đời sống chính trị xã hội để tồn sinh với cuộc đời. Bởi lẽ, cái làm nên giá trị văn chương của Bùi Giáng không chỉ có ở tài năng của ông mà còn ở tấm lòng của ông đối với quê hương đất nước. Và theo Trần Hữu Cư cảm hứng “tư cố hương” là một niềm khắc khoải không nguôi trong thơ Bùi Giáng. Vì vậy “Tất cả những gì ông làm trong thơ, viết lách, dịch thuật…v…v… tất cả đều làm một cuộc lên đường tìm lại một “màu hoa trên ngàn”, một “tình yêu quê hương” cho thời hiện tại, thời mà chúng ta đang sống trong nỗi mất quê hương”. (31) Phải chăng đây là cái gốc tạo nên hệ giá trị nhân bản của mọi sáng tạo nghệ thuật của Bùi Giáng trong đó có thơ ca mà theo Cao Thế Dung đó là “biết yêu sự thực, biết quí trọng những gì cao đẹp trong con người, tình yêu, nghệ thuật”. (32)

Chính giá trị nhân bản này là bệ phóng chắp cánh cho hành trình sáng tạo của ông và nó cũng là nhân tố kết nối ông với cuộc đời, với con người, làm cho văn nghiệp của ông nói chung và thơ ca nói riêng sẽ vượt lên mọi giới hạn để mãi mãi tỏa hương trong  cuộc đời. Và có thể nói, Bùi Giáng là người đã vượt qua giới hạn của vận mệnh con người và định mệnh nghệ thuật để vươn đến sự bất tử thường hằng như những câu thơ giản dị mà đầy tính triết luận của ông:

                                   Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu
                              Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa.
                                  Gọi tên rằng một, hai, ba
                            Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.

Xóm Đình An Nhơn, Gò Vấp: 16-8-2013
TRẦN HOÀI ANH

            (Bài viết nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất nhà thơ Bùi Giáng)

________________
Chú thích:

(1) (2) (7) (9) (12) (13) (14) (16) (25) (30) Tạ Tỵ, Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, Lá Bối xuất bản, Sài Gòn 1973, tr.583 – 584, tr. 563, tr.557, tr.568, tr.571, tr.575, tr.575, tr.579, tr.563, tr. 587.    
(3) (19) Nguyễn Đình Tuyến, Những nhà thơ hôm nay, Nhà văn Việt Nam xuất bản, Sài Gòn 1967, tr.18, tr.17.
(4) Thanh Tâm Tuyền,  “Bùi Giáng, hồn thơ bị vây khổn”, Văn số 11, ra ngày 18 /5/ 1973,  tr.8
(5) (6) (15) (20) (21) (32) Cao Thế Dung, Văn học hiện đại thi ca và thi nhân, Quần chúng xuất bản, Sài Gòn 1969, tr. 42; 42, tr.44,  tr.48, tr.48, tr.48
(8) (31) Trần Hữu Cư, “Bùi Giáng trên đường về cố hương”, Văn 11, ra ngày 18 /5/ 1973, tr.69, tr.56
(10) Tuệ Sỹ,  “Thi ca và tư tưởng”, Văn số 11 ra ngày 18/5/1973, tr.27
(11) (18) Cao Huy Khanh “Bùi Giáng, cải lương ca” Văn 11, ra ngày 18 /5/ 1973 tr.60, tr.65
(17) (26) (27) (28) Nam Chữ, “Bùi Giáng, về cố quận”, Văn 11, ra ngày 18 /5/ 1973  tr.45, tr.43, tr.43, tr.48
(22) Trần Hoài Anh , Thơ - Quan niệm và cảm nhận, Nxb. Thanh niên, H, 2010, tr. 280
(23) Uyên Thao, Thơ Việt Nam hiện đại 1900 – 1960, Hồng Lĩnh xb, Sài Gòn 1969, tr.455
(24) Thục Khưu, “Ẫn ngữ, cung bậc thi ca”, Văn 11, ra ngày 18 /5/ 1973, tr.74
(29) Trần Tuấn Kiệt, “Chung quanh vấn đề Bùi Giáng”, Văn 11, ra ngày 18 /5/ 1973, tr. 79


ĐỌC THÊM VĂN CHƯƠNG PHƯƠNG NAM:



BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Nguyễn Phan Quế Mai: Hãy nói về cuộc đời

Xe vút đi trên những con đường cao tốc, còn tôi thì ngồi đó, lặng người trong giai điệu trầm bổng của Khúc Thụy Du. Mùa hạ California nở bun...