Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Tô Hoàng - Một lần ngửa mặt kêu trời

Tiểu thuyết “Ngửa mặt kêu trời” của nhà văn Tô Hoàng do NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 1991. Theo tác giả: “Sách ra quầy chưa bao lâu thì anh Bùi Khởi Giang viết bài này. Thuở ấy, trong những bài nhận xét, phê bình cuốn sách, tôi thích nhất bài của anh Giang. Bởi nó bắt "đúng mạch" người viết và những gì tôi muốn tâm sự với bạn đọc. Sau đó, cả anh Giang lẫn tôi đều không lưu giữ được bài viết này. Rất gần đây, anh Giang tìm ra và gửi cho tôi.
Nhà văn Tô Hoàng

Không có điều gì đáng khoe khoang về một cuốn sách, lại ra đời khá lâu rồi. Đọc bài anh Bùi Khởi Giang viết bây giờ, tôi bỗng giật mình vì một lẽ khác: Các nhân vật của tôi sống vào những năm đầu thập kỷ 1980. Sách ra vào năm đầu thập kỷ 1990. Đã hơn 30 năm nước chảy dưới chân cầu, đã bước qua năm 2018, thế mà hình như cả bạn và tôi vẫn đang tr
ải qua tâm trạng "lạc loài", sống ngay trên quê hương mình mà vẫn luôn phấp phỏng, âu lo như sống nơi xứ lạ; vẫn không yên ổn, chơi vơi, không hề cảm thấy có một sự chằng néo, một tay vịn chắc chắn nào…

Tôi muốn chia sẻ cảm giác này với các bạn của tôi
”!

***

Lần ấy, Tô Hoàng cầm bút viết liền một mạch cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình. Không biết tiếng kêu có thấu trời hay không nhưng quả nó đã thấu được tấc lòng người đọc, đã đồng vọng trong những lương tri biết cả tự hào lẫn hổ thẹn khi một lần cúi đầu suy ngẫm.

Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoàng không phải là cuốn đầu tiên viết về những người Việt Nam làm việc và học tập ở Liên Xô (cũ) như một nhận xét lầm lẫn ở đầu bài viết mới đây của một tác giả nào đó.

 Trước anh đã có bốn, năm người khai thác đề tài này. Thành công, đóng góp của Tô Hoàng là ở chỗ anh đã vượt qua được nỗi bức xúc mang tính tân văn, thời sự và cái mầu sắc hiếu kỳ viễn xứ của đề tài, vượt qua được sự trang trải có tính chất tự nghiệm của bản thân cho những năm tháng du học của mình, để thực sự đem lại cho người đọc một nỗi ám ảnh lo âu và những dự cảm bất an về những mảnh đời, những thân phận của những nhân vật trong tác phẩm. Những cảm xúc khi tiếp nhận ấy của người đọc, lâu nay thường vẫn là một trong những dấu hiệu mách bảo một sức sống lâu bền của một tác phẩm văn học.

Để ý một tý ta sẽ thấy các nhân vật người Việt trong tác phẩm của Tô Hoàng đều có một vẻ lạc loài day dứt, tồi tội. “Biết thân đến bước lạc loài” (Kiều), nhưng lạc loài không phải chỉ vì họ bị bứt khỏi đời sống cộng đồng ở quê hương để rồi phải “tha phương cầu thực nơi đất khách quê người” trong một cộng đồng người Việt mới ở hải ngoại, trong một cuộc lựa chọn dù có phần hợp lý nhưng vẫn là bất đắc dĩ. Ngay như “ông Bỉnh đã xấp xỉ năm mươi, dạo còn ở bên nhà nghe đâu cũng đã thuộc hàng cán bộ cấp vụ cấp cục. Ông ta ở bên này giữ chân đại diện tại khối SEV (tổ chức hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc phe XHCN) đâu đó đã ba nhiệm kỳ, như thể trong nước không tìm được ai x
ng đáng hơn thay thế ông ta nữa” (tr.61). Nhà ngoại giao chuyên nghiệp ấy đã biết tạo cho mình một cuộc sống thoải mái cả trong công việc lẫn đời sống riêng tư. Trong công việc, với “những gì ông ta đang thực thi tại SEV”, ông tự nhận thấy “mọi trù liệu hoạch định mà bản thân ông cùng các đồng sự của ông đang nặn óc ta từng ngày từng giờ, so với hiện tình mà dân ta đang phải đối mặt chỉ là trò “mèo cào sân gạch”. Vì vậy, “không chịu chết chìm cả lũ với nhau”, ông tìm ra một giải pháp mà cũng là một triết lý sống cho riêng mình: “thì ai có điều kiện, có hoàn cảnh cứ bơi vào bờ đã. Để con thuyền Nôe kia vơi nhẹ đi. Còn hơn là cứ dăng díu, co quắp lấy nhau cho sóng biển nhận chìm cả sao?”. Vì vậy ông ta “lạc loài”, buôn lậu.

Vì vậy, ông ta thoải mái “không cần che đậy vờ vịt”, quan hệ bất chính với Liên “hệt như một cặp vợ chồng”, bởi “ông chồng của bà này thì hám quyền lực, còn bà vợ tôi thì chỉ hám tiền thôi… Họ biết bám lấy những giá trị thực, còn hai chúng tôi chỉ bám lấy những giá trị giả, tức thú tiêu dao tháng ngày”(tr.63). “Tiêu dao” như thế nhưng ông ta vẫn cảm thấy lạc loài khi nhớ mình “vẫn là thằng dân của nước Việt Nam” trong những chuyến công cán đây đó, với tư cách nhà ngoại giao nơi hải ngoại, khi chợt nhớ đến cái thân phận phải đóng một lúc mấy vai trong quan hệ với Liên: “Một anh chồng hờ, một chàng đầu bếp, một con vú em”. Nói chi đến những Phương, những Liên, những Duy, những con người ngơ ngác lạc loài thực sự trong truyện. Liên lạc loài giữa hai nỗi chán chường vô vọng. Khinh bỉ chồng vì thói bon chen, dốt nát đớn hèn “nhưng lại muốn cưỡi đầu cưỡi cổ thiên hạ”, chán chồng ví “cái cảnh miếng ăn chưa vào miệng đã bị giật ra” trong đời sống chăn gối, cô bỏ sang đây “bồ bịch cho nó đã đời”. Bậm trợn, huỵch toẹt như thế nhưng rốt cuộc Liên đã phải bật lên nức nở, tức tưởi: “Tôi chán ngấy tận cổ cuộc sống vạ vật ở bên này rồi, nhưng về nước tôi còn ghê tởm khủng khiếp hơn”
.

Cô lạc loài giữa sự bất lực mà hãnh tiến của người đàn ông ở nhà và sự phá bĩnh đàng điếm của Bỉnh, người đàn ông ở đây. Lạc loài trong nỗi cô đơn của một chuyến ra đi không thành, cô tìm an ủi trong một lần lạc loài cuối cùng, vô vọng ở “mười bốn giờ lơ lửng giữa không trung chả là người của quốc gia nào cả” trong chuyến bay về nước với chồng con, khi bước qua barie cuối cùng ở sân bay Seremechievô và trước khi tới Nội Bài (tr.177).

Thông minh nhưng nhẫn nhục, cam chịu, Phương, cô bạn gái cùng phòng của Liên cũng từng thấm thía nỗi cô đơn lạc loài như thế, nhưng không “ sang trọng phù phiếm” như Liên, mà nhọc nhằn trong mối toan lo miếng cơm manh áo đời thường. Khác với Liên, cô sang đây để “làm kinh tế”, để cứu vớt nền kinh tế ọp ẹp của gia đình. Vì chồng con, cô tự nguyện lấy những chiếc nồi hầm, những viên thuốc kháng sinh, những chậu nhôm làm mối quan tâm lo lắng thường nhật của mình. Khi gặp Duy, người tình đầu đời dang dở, cô lại tình nguyện gánh vác thêm cái gánh nặng kinh tế của gia đình Duy bên nhà.
Tiểu thuyết “Ngửa mặt kêu trời” của Tô Hoàng in chung với tiểu thuyết “Kẻ ám sát cánh đồng" của Nguyễn Quang Thiều trong tủ sách “Văn học thời kỳ Đổi mới” do NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 1991

Thông minh thào vát và chủ động là thế, “nhiều lúc Phương cảm thấy ngoài những ngày tất tưởi đi lùng sục hàng ra, còn hệt như chị bị cắt đứt mọi mối dây dợ gắn bó chị với cuộc đời, chị như người sa chân rơi xuống đáy sâu của một khe hẻm thật ắng lặng, thật yên tĩnh, chị nằm dưới đáy mồ chờ cái chết đang đến dần dần”… (tr.76) . Và thật khủng khiếp, cô đơn lạc loài tột đỉnh, khi một lần đi mua hàng với Duy, lúc hai chồng chậu nhôm đứt dây buộc, “những chiếc chậu bắt ánh nắng sáng loang loáng nhảy tâng tâng trên nền gạch lát nghiêng ở công viên rồi lăn đi tứ phía”, ngượng và nhục, anh chàng họa sỹ đã túm lấy tóc chị, mắng chị vô lối và oan ức: “Cút mẹ nó đi cho khuất mắt, thật là vô sỉ”(tr.30). Tô Hoàng dừng lại ở đấy , kể sang chuyện khác, không để cho Phương phải khóc. Nhưng người đọc, nhất là những ai đã từng có dịp qua Liên Xô hay những nước XHCN Đông Âu trong những năm qua, hẳn không khỏi thấy cay nhức nơi sống mũi. Thương cho Phương, thương cả cho mình. Và thương cho Duy nữa, cái anh chàng họa sỹ lạc loài “lúc nào cũng khép kín, im lặng trong nỗi cô đơn của mình”, như lời nhận xét của giáo sư Nataxon. Anh đã mắc phải căn bệnh nguy hiểm nhất của thời buổi này” là “không chịu giao tiếp, cứ khép kín những mặc cảm riêng tư lại”, vẫn như lời giáo sư Nataxon nói với Phương. Anh lạc loài, lủi thủi trong “ngôi mộ Tào Tháo” (tr.51) của mình vì những mặc cảm tự ti, thấy mình không đủ điều kiện hội nhập với nền văn hóa nghệ thuật chung của nhân loại. Anh chưa được chuẩn bị đầy đủ cho cái ngày hôm nay, để được thoải mái ngang ngửa với đám sinh viên Hy Lạp, Bắc Âu, 
 Rập bạn mình.

Anh đã lỡ nhịp bởi tuổi trẻ và niềm say mê nghệ thuật của anh đã dành cho chiến tranh, cho những tháng ngày nghiệt ngã. Những ngày đó, khi anh có tranh được mang ra tận Hà 
Nội triển lãm, cấp trên của anh vừa ngỏ ý muốn cho anh ra nước ngoài học tập, lại cũng muốn điều anh trở lại chiến trường tham gia một chiến dịch lớn sắp mở ra. Họ thử tinh thần anh mà anh không hay. Anh đã thật thà bày tỏ nguyện vọng được ra nước ngoài học tập.

Và thế là một cơ hội bị tước đoạt và tương lai đóng sập lại trước mắt anh: Anh phải nhanh chóng trở lại chiến trường vì "quan điểm, lập trường đánh Mỹ chưa triệt để". Để anh chịu thêm 3 năm đạn bom, bệnh hoạn, cơ cực nữa. Và khi sang Nga lòng dạ anh đầy u uất, hoài nghi, buồn nản; anh không còn độ tươi tắn, nh
y cảm của tuổi đi học. Nhưng rồi trái tim quả cảm của người lính vừa bước ra khỏi cuộc chiến cũng không khỏi ngại ngần tìm một giới hạn bình an trong sự “ngưỡng thiên”nghệ thuật của mình. Khi nghe giáo sư, người thầy bằng tuổi mình tỏ thái độ phẫn nộ trước quan điểm xô vanh nước lớn, muốn áp đặt mô hình Xô viết lên các nền văn hóa nghệ thuật của những nước gửi sinh viên sang học tập ở Liên Xô, Duy đã nhận xét đượm buồn: Ví như nhà trường Xô viết có đặt ra những mục tiêu như vậy, nhưng vị tất đám sinh viên Hy Lạp, Bắc Âu, Ả Rập của giáo sư đã tiếp thu khi mùa hè nào họ cũng đủ tiền bạc để sang chơi bên Ý bên Pháp, bên Mỹ. Còn chúng tôi sang đây là cùng đường rồi. Sự "ngưỡng thiên” của chúng tôi cũng chỉ giới hạn ở đây”(tr.170 – chúng tôi nhấn mạnh). Như vậy là rốt cuộc, Duy còn bị lạc loài ngay trong cái “sự ngưỡng thiên” của mình. Điều thú vị là, giáo sư Nataxon, người thầy bằng tuổi Duy, người đã nhìn thấy bằng tấm lòng cảm thông, sự lạc loài của Duy giữa đám học trò quốc tế của ông, đến lượt mình, hình như cũng là con người lạc loài ở xứ sở quê hương, bởi những quan điểm và ý tưởng nghệ thuật của mình.

Dễ thấy một điều, dường như tiểu thuyết của Tô Hoàng không có nhân vật nào hoàn toàn xấu, vậy mà câu chuyện vẫn không rơi vào hời hợt dễ dãi. Dù hành lạc trắng trợn và trần tục như Bỉnh, Liên; dù vị tha phần nào thánh thiện như Phương hay dù gian truân vật vã khi đánh mất mình rồi tìm lại được mình, để cuối cùng vĩnh viễn mất mình trong cái chết êm ái mà oan khiên định mệnh như Duy, những nhân vật của Tô Hoàng đều rất thành thực với chính mình, thành thực đối diện với bản thân mình. Vì thế bên dưới cái dòng chảy tự sự của những câu chuyện sinh hoạt đời thường dung dị, có lúc tục tĩu, là một mạch ngầm xiết xoáy những nỗi niềm day dứt, thảng thốt như là sám hối. Chiều sâu triết luận của câu chuyện nằm ở chính cái mạch ngầm sám hối này. Cái đêm không ngủ trần truồng của Liên trước ngày về nước là gì nếu không phài là một lời sám hối đau đớn? Sự chăm sóc muộn màng và cảm động của Phương dành cho Duy những ngày ở Liên Xô như muốn bù đắp cho người yêu đầu đời của mình những thiếu thốn do sự vắng mặt trước đây của mình, hành động ấy khi điềm đạm khi cuồng nhiệt, nhưng vẫn chỉ là một lời sám hối dịu dàng khắc khoải vì vô vọng. Còn mối tình của Duy với Nadia, cô gái Nga “lạc loài” có tên là Hy vọng, mối tình đạt tới tuyệt đỉnh của niềm ao ước và sự mãn nguyện ấy cũng có gì khác hơn lời sám hối tuyệt vọng trong cơn hấp hối của Duy. Có một lời sám hối nữa, như chung cho cả Duy lẫn Phương, và phần nào cho cả những người như Liên: “Tựa như họ chưa từng sống, chưa từng yêu, chưa từng bao giờ được thanh thản nhẹ nhõm trong những dự định, những ý nguyện riêng tư. Tựa như họ sinh ra trên cõi đời này là để trù liệu những biến cố dữ dằn, những mất mát chia ly họ phải gánh chịu, tiếp đến là những phấp phỏng âu lo… những phấp phỏng âu lo quá đỗi tầm thường suy cho cùng cũng chỉ để cốt có miếng ăn đổ đầy miệng, manh áo đắp lên thân…” (tr.84)

Hãy yên nghỉ, anh Duy. Đừng giật mình vì tiếng thét của Igor tốt bụng khi thấy nhân viên hải quan Nga ở sân bay lạnh lùng, tàn nhẫn dốc ngược chiếc bình đựng đám tro thân xác anh: “Đồ man rợ, chúng mày mất hết nhân tính rồi sao ?”... Hãy yên nghỉ, đừng giật mình, vì Phương dịu dàng, thông minh và quả cảm của anh đã ở bên anh, đưa anh về với Đất Mẹ.

Hãy yên nghỉ , vì cái chết của anh đã là lời sám hối cuối cùng, day dứt ám ảnh và đau đớn của những con người trung thực, “biết thân đến bước lạc loài”!

TP Hồ Chí Minh, tháng Tư năm 1992
TS. BÙI KHỞI GIANG

(Bài đăng trên Tập san Văn hóa và Đời sống, số chuyên đề
Những linh hồn bị ruồng bỏ, tháng 6 năm 1992)

ĐỌC THÊM VĂN CHƯƠNG PHƯƠNG NAM:



Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Đại hiệp Kim Dung tung hoành giang hồ như thế nào?

Kim Dung, một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại, vừa qua đời ở tuổi 94. Truyện võ hiệp của ông làm say mê nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam kể từ khi được dịch, in ấn ở Sài Gòn trước năm 1975…

Kim Dung là bậc thầy của tiểu thuyết võ hiệp, có số lượng tiểu thuyết được đưa lên màn ảnh Hoa ngữ nhiều nhất, vậy hơn nửa thế kỷ qua, ông đã tung hoành giang hồ như thế nào?
Nhà văn Kim Dung là bậc thầy của tiểu thuyết võ hiệp được đông đảo độc giả yêu thích

Năm 1944, Kim Dung thi vào khoa ngoại giao trường Đại học chính trị Trung ương Trùng Khánh, mùa thu năm 1946, ông gia nhập Đại Công báo tại Thượng Hải, làm công việc phiên dịch tin tức quốc tế.

Năm 1948, Kim Dung tốt nghiệp Đại học Đông Ngô Thượng Hải, đồng thời di cư sang Hong Kong. Trên mảnh đất hoa lệ này, ông biên tập cho tờ New Evening Post, sáng tác kịch bản phim điện ảnh Tuyệt đại giai nhân và Lan Hoa Hoa.

Năm 1955, Kim Dung cho ra đời bộ tiểu thuyết võ hiệp đầu tay Thư kiếm ân cừu lục, sau đó ông liên tiếp cho ra đời các tác phẩm như Bích huyết kiếm, Anh hùng xạ điêu, Tuyết sơn phi hồ, Thần điêu đại hiệp, Ỷ thiên đồ long ký, Thiên long bát bộ, Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký…

Năm 1959, Kim Dung thành lập tờ Minh Báo, ông lần lượt cho ra đời nguyệt san, tuần báo tạp chí Minh Báo, tại Singapore và Malaysia, Kim Dung còn sáng lập ra Tân Minh Nhật Báo.

Sau 35 năm giữ chức tổng biên tập cho các tờ Minh Báo, Tân Minh Nhật Báo, Kim Dung đã về hưu, nhưng thỉnh thoảng ông vẫn tham gia một số hoạt động diễn đàn trong giới báo chí.

Giải thưởng tiêu biểu của Kim Dung:

- Năm 1981, Huân chương O.B.E do Chính phủ Anh trao tặng, biểu dương sự nghiệp cống hiến của Kim Dung trong lĩnh vực báo chí và công việc sáng tác.

- Năm 1986, Kim Dung được Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hong Kong phong tặng danh vị giáo sư, biểu dương thành tựu sự nghiệp phục vụ xã hội và sáng tác văn học.

- Năm 1988, Kim Dung nhận được danh vị giáo sư Học viện hệ Trung Văn Đại học Hong Kong.

- Năm 1992, Đại học UBC Canada trao tặng học vị Doctorafletters cho Kim Dung.

- Năm 1994-1996, Giáo sư danh dự Đại học Bắc Kinh. Viện sĩ danh dự Đại học Anh.

- Năm 2000, Kim Dung được Đặc khu hành chính Hong Kong trao tặng huân chương Đại Tử Kinh.

- Năm 2008, Giải thưởng Thành tựu sự nghiệp tại You Bring Charm to the World Award.

- Năm 2009, Phó chủ tịch danh dự Hội ủy viên tác hiệp Trung Quốc lần thứ 7.

- Năm 2010, Học vị giáo sư triết học University of Cambridge - Anh quốc.

- 2016: Ủy viên danh dự Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Trung Quốc lần thứ 10

Tác phẩm tiêu biểu của Kim Dung:

1955: Thư kiếm ân cừu lục

1956: Bích huyết kiếm

1957: Anh hùng xạ điêu

1959: Tuyết sơn phi hồ

1959: Thần điêu đại hiệp

1960: Phi hồ ngoại truyện

1961: Bạch mã khiếu tây phong

1961: Uyên ương đao

1961: Ỷ thiên đồ long ký

1963: Liên thành quyết

1963: Thiên long bát bộ

1966: Hiệp khách hành

1967: Tiếu ngạo giang hồ

1969: Lộc đỉnh ký

1970: Việt nữ kiếm

Tất cả 15 tác phẩm của nhà văn Kim Dung đều được chuyển thể sang điện ảnh, truyền hình và Kinh kịch, đồng thời những bộ tiểu thuyết này còn được dịch ra các thứ tiếng: Anh, Pháp, Thái, Hàn, Nhật, Việt, Malaysia…

3 cuộc hôn nhân, 4 mặt con

Cuộc đời Kim Dung có 3 cuộc hôn nhân, năm 1947 ông quen với cô gái Hàng Châu tên Đỗ Trị Phân, một năm sau ông chính thức cầu hôn và hai người đã cùng nhau sang Hong Kong lập nghiệp, nhưng vì Kim Dung quá bận rộn với công việc nên đã bỏ bê vợ, khiến bà buồn phiền bỏ về Trung Quốc, hai người thỏa thuận ly hôn.

Người vợ thứ hai của Kim Dung là ký giả Chu Mai, hai người kết hôn vào ngày 1-5-1956, giai đoạn này ông vừa sáng lập tờ Minh Báo, bà đã cùng ông trải qua hoạn nạn, vì ủng hộ Kim Dung làm tờ Minh Báo mà bà đã phải bán trang sức cho ông làm kinh phí, nhưng sau khi sự nghiệp thành công thì cuộc hôn nhân của hai người xảy ra rạn nứt, cả hai có với nhau 4 mặt con, hai trai hai gái.

Người vợ thứ ba là Lâm Di Lạc, bà kém Kim Dung 29 tuổi, lúc hai người quen nhau, bà chỉ mới 16 tuổi, hai người kết hôn năm 1976.

THỤC NGHI/TTO tổng hợp


Ly Hoàng Ly người gọi hồn cho đêm

Tôi cứ bị ám ảnh hoài mỗi khi nghe câu hát "Người đàn bà dấu đêm vào trong tóc" trong bài Khúc mùa thu của nhạc sĩ Phú Quang phổ thơ Hồng Thanh Quang. Lời hát ấy gợi cho ta nhận ra nỗi cô đơn và đau khổ tột cùng của thân phận người phụ nữ mà đại thi hào Nguyễn Du đã xa xót thốt lên trong tác phẩm Truyện Kiều nổi tiếng của mình:
   
Đau đớn thay phận đàn bà
  
Nỗi ám ảnh nầy đã làm tôi giật mình khi nhận ra sự ám ảnh đêm trong thơ Ly Hoàng Ly mà nếu làm một phép thống kê đơn giản ta cũng nhận biết được điều ấy.
Nhà thơ Ly Hoàng Ly

Trong tập thơ Cỏ Trắng của Ly Hoàng Ly (xuất bản 1999), nếu tính những bài thơ  có sử dụng từ đêm thì có 14/38 bài chiếm tỉ lệ 36,8%. Đó là các bài: Tiếng đàn đêm, Đi tàu đêm, Hát đêm, Ngựa đêm Bắc Hà, Đêm mùa xuân tình duyên, Mưa hát, Sợ, Khắc hoạ, lời cuối đông, Gọi duyên, Chỉ là tình yêu, Hồng tro, Giấc mơ, Lời thì thầm cho anh.
    
Tỉ lệ ấy được tăng dần trong tập thơ Lô Lô (xuất bản 2005) với các bài thơ có sử dụng từ đêm là 27/38 bài chiếm tỷ lệ 71,05%. Đó là các bài: Chiều im im, Đêm chảy lên trời, Mỏng mòng mong, Đêm là của chúng mình, Sóng đêm, Ngoặc đơn trong đêm, Đêm và anh, Mở nút đêm, Lụt đêm, Đêm trong vườn, Đêm về đi để sáng, Khúc đêm, Nửa đêm, Trầm cảm, Discotheque, Tôi muốn, Mobile phone, Lô Lô, Gáy, Cắt, Tranh Trinh Lê, Người trong tranh, Người đàn bà và căn nhà cổ, Thuật ướp xác, Ăn xin hạnh phúc, Performance photo.
  
Thật vậy, chỉ nhìn vào những thông số nêu trên, ta có thể cảm nhận được hình tượng đêm xuất hiện trong thơ Ly như một tín hiệu thẫm mỹ. Đêm đã trở thành một thế giới nghệ thuật chứa đựng trong đó tâm cảm, mỹ cảm, những dự phóng của nhà thơ. Hay nói một cách siêu thực chính Ly là người gọi hồn cho đêm.
    
Đêm trong thơ Ly không còn là thời gian vật lý mà đã biến thành một dòng ý thức. Đó là một thực thể linh động luôn gắn với một quan niệm về nhân sinh, về cái đẹp. Chính điều này đã tạo nên nét riêng trong thi pháp thơ Ly.
   
Tôi chưa làm một thống kê đầy đủ để biết trong thơ đương đại Việt Nam có nhà thơ nữ nào sử dụng từ đêm trong thơ nhiều như Ly. Khảo sát qua một số tập thơ của các nhà thơ nữ đương thời với Ly như Quá Giang của Đoàn Ngọc Thu, Rỗng ngực của Phan Huyền Thư, Giữ VB của Phan Thị Vàng Anh và 3 tập thơ Khát, Linh và Đồng Tử của Vy Thuỳ Linh, tôi thấy chưa có nhà thơ nào dùng từ đêm trong thơ mình với tần số xuất hiện cao như trong thơ Ly. Chẳng hạn ở tập thơ Giữ VB của Phan Thị Vàng Anh có 5/ 21 bài thơ sử dụng từ đêm (tỷ lệ 23,8%). Đoàn Ngọc Thu trong Quá Giang có 9/38 bài có sử dụng từ đêm (tỷ lệ 23,7%). Phan Huyền Thư ở Rỗng Ngực có 9/24 bài có dùng từ đêm (tỷ lệ 37,5%)Còn Vy Thuỳ Linh ở ba tập thơ KhátLinhĐồng Tử có 52/156 bài thơ có sử dụng từ đêm (tỷ lệ 33,3%). Vì vậy, có thể khẳng định đêm trong thơ Ly đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật mang tính quan niệm. Đêm trong thơ Ly là đêm của tiếng gọi tâm linh, một tâm linh cựa quậy, sinh động trong hành trình đi tìm bản thể của chính mình. Đó là đêm của tiếng đàn "nhẹ khuấy không gian" tan chảy vào tâm hồn tạo thành một cộng hưởng sâu sắc làm cho thi nhân không còn cảm giác mình đang hiện tồn mà đã tan chảy trong vũ trụ đêm.

       Màn đêm dang tay
       Ôm tiếng đàn vào lòng
         ...
        Không hiểu
        ta đang bay trong tiếng đàn
        hay tiếng đàn đang lơ lửng
        trong ta...
                  (Tiếng đàn đêm)
     
Đêm không chỉ có tiếng đàn mà còn có tiếng hát. Nhưng không phải tiếng hát của Người mà tiếng hát của Mưa. "Mưa hát", mà lại hát trong đêm là một liên tưởng thú vị và bất ngờ. Tiếng hát của mưa  đã tạo hồn cho đêm, làm cho đêm thêm lung linh, huyền ảo.

                        Trời về đêm
                        Khi trời về đêm
                        Mưa đuổi nhau,
                        Mưa hát
                             (Mưa hát)
    
Nhưng không dừng lại ở đó, với cảm quan tinh tế của một nữ thi sĩ, tác giả không chỉ lắng nghe thanh âm của đêm qua tiếng "Mưa hát" mà còn cảm nhận được cái "Mùi đêm" lẫn vào mùi hoa Ngọc lan, lẫn vào trong mưa toả trong không gian đêm đầy quyến rũ.

                Mùi ngọc lan lẫn vào mùi đêm
                Lẫn vào trong mưa
                Lẫn vào trong tôi
                Đuổi nhau,
                Hát
                    (Mưa hát)
 
Và như vậy, đêm đã trở thành một sinh thể. Đêm không chỉ biết hát, đàn, mà có cả mùi, có cả "màu đêm" với:

          Những con ngựa đêm hí bạt gió
           vọng màu đêm Bắc Hà
 
Hình như lúc nầy ta không còn thấy sự cách biệt giữa con người và thiên nhiên. Ý niệm về một Thiên  Nhân hợp nhất trong triết học Đông phương được minh định ở đây rất rõ ràng và sâu sắc. Tôi lẫn vào trong MưaMưa lẫn trong Tôi. Cả Tôi và Mưa lẫn vào trong tiếng hát, trong mùi hoa Ngọc Lan và mùi của Đêm... Tất cả tạo thành một giao hưởng đêm đầy hư thực, bay lên cùng sao trời để:

      Nghe mưa hát suốt đêm
                         (Mưa hát)
    
Màu đêm trong thơ Ly không chỉ là màu của không gian đêm tỉnh lặng trong hạnh phúc, an lành mà đó còn là màu của một không gian rần rật vỡ đêm với những âm thanh sôi động vang vọng từ những cuộc đời đầy gian lao vất vả của cuộc mưu sinh mà hình ảnh đoàn ngựa thồ là chứng nhân của biết bao nỗi buồn trong những lo toan cơm áo...

         Đoàn ngựa thồ gõ vó đường núi âm âm
         Tiếng hát rần rật vỡ đêm
          Vỡ lòng...
           ...
           Ngựa ơi ta hiểu sao mắt mi buồn hơn màu đêm xứ Bắc
                                      (Ngựa đêm Bắc Hà)
    
Trong thơ Ly đêm đã trở thành thế giới của tâm thức. Nên đêm không chỉ là hiện thân của những nỗi đau trần thế mà còn là nơi trở về của bản thể. Sau những ồn ào của cuộc sống, đêm như một cái phểu thanh lọc tâm hồn, một thứ "Sóng đêm" phản tỉnh của tâm linh để con người nhận ra chính mình.

                        Những hỗn loạn của ban ngày
                                       Đêm không bắt được
                        Những nỗi lòng như sông uẩn khúc
                                       Chỉ chảy được về đêm
                                                    (Sóng đêm)
 
Nhưng kết tinh tiếng gọi hồn của đêm trong thơ Ly chính là đêm miên viễn của tình yêu đôi lứa. Đêm tình yêu trong thơ Ly như một "cây đàn muôn điệu" với nhiều cung bậc thanh âm khác nhau. Đó là đêm của sự gắn bó ái ân nồng nàn đến cuồng nhiệt của người phụ nữ với một ý thức rất cao về nữ quyền
            Đêm là của chúng mình
            Tình yêu thắp sáng đêm
            Đêm là của chúng mình
            Sao nở ngủ
            hở anh.
                (Đêm là của chúng mình)
  
"Đêm là của chúng mình / sao nỡ ngủ hở anh". Câu thơ như một tuyên ngôn hiện sinh cháy bỏng khao khát yêu đương của người phụ nữ. Điều ấy có thể "gây sốc" với những phụ nữ chịu ảnh hưởng sâu nặng của quan niệm đạo đức truyền thống nhuốm màu sắc nho gia. Nhưng lại phù hợp với những người phụ nữ hiện đại khi họ luôn ý thức rằng người phụ nữ vẫn có quyền được yêu và được thụ hưởng tất cả những giá trị của tình yêu, kể cả những giá trị về phương diện nhục cảm mà đã có thời được xem như một điều cấm kỵ trong cuộc sống lẫn trong văn học. Điều mà Vi Thuỳ Linh đã xác quyết trong thơ:

                 Khu vườn ắng lại chỉ còn Anh và em
                 Khởi đầu phận sự thiêng liêng
                 Những cặp chân khoá chặt nhau khước từ chân lý
                                         (Anh sẽ ru em ngủ- Đồng Tử)
  
Đó cũng là cảm thức trong thơ Đoàn Ngọc Thu:

           Thôi,
            Em sẽ làm tình cùng trăng, cùng gió và cả mặt trời
            Đêm cong mình lên và trăng mềm phủ sáng
                                              (Yêu II - Quá Giang )
   
Vì vậy đêm trong thơ Ly là đêm của một không thời gian tâm lý, là đêm của hiện hữu chất chứa trong đó sự thăng hoa của tình yêu với những khát vọng thành thực.

             Chiều
             im im và sạch sẽ
             Ngồi trong phòng tắm
             im im chờ đêm lên
                   (Chiều im im)
  
Mong chờ đêm lên không chỉ hiện hữu trong thực tại mà còn chảy tràn vào trong cả giấc mơ, trong tâm thức của người con gái tạo nên những rung cảm mãnh liệt.
               Đêm về
               Những sợi trong suốt ngân lên
               Tôi rung mình bay bổng
                                    (Giấc mơ)
   
Vì đêm vừa thực lại vừa ảo, vừa hiện hữu lại vừa hư vô. Và có khi đêm đã vượt thoát khỏi sự dẫn dụ của con người để "chảy lên trời" làm "buốt óc tôi" làm "tóc rơi nghẹt sông", "Máu tuột khỏi tim" "Đáy sông khô cạn". Bài thơ Đêm chảy lên trời thể hiện sự liên tưởng phong phú, giàu cá tính sáng tạo với những hình ảnh gợi cảm, gợi hứng, gợi tình... Đó là đêm của những cuồng vọng yêu đương ngây ngất đầy bản năng nhưng không tầm thường mà trái lại rất nhân văn thể hiện một vẻ đẹp thánh thiện.

         Tôi khát nước
          Ngửa mặt lên trời hút đêm vào miệng
          lênh láng trời đen
          Nhảy xuống lòng sông
          Nằm chờ đêm ngập
          Mặt trời nằm ốp la trên đất
          Thiên thần mút lòng đỏ bằng đầu cánh mỏng
                             Thản nhiên nhìn
                                            đêm chảy
                                                    chảy lên
                                                          tôi...
                                                            (Đêm chảy lên trời)
  
Nhưng đâu phải lúc nào con người cũng mạnh mẽ và dồn nén khát dục như thế!? Bởi dục vọng của con người thì vô hạn mà năng lượng chắp cánh cho những dục vọng ấy lại vô cùng hữu hạn. Cho nên, nhiều khi con người cảm thấy bất lực trước những khát thèm trong đời sống. Đó chính là bi kịch của phận người. Ly đã nhìn thấy rõ tấn bi kịch nầy và thể hiện điều ấy thật tinh tế với một sự đồng cảm sâu sắc. Đây chính là căn tính tạo nên giá trị nhân bản trong thơ Ly:
      
                       Mở mãi, muốn mở mãi
                        Mà bầu ngực vẫn trắng, không đêm.
                        Mở mãi, muốn mở mãi
                        Bầu ngực này căng đêm
                        Soi vào gương
                        bất lực và khóc
                        Trong vô vàn những giọt nước mắt
                        Một giọt đêm ứa ra từ bầu ngực trắng.
                                                              (Mở nút đêm)
           
Cho dẫu là thiên tài chăng nữa, đã là con người, chúng ta luôn đứng trước những giới hạn. Vì vậy, sự bất lực của con người trước những khát / tham / dục vọng của chính mình cũng là điều tất yếu. Chúng ta cần nhận ra sự giới hạn này để biết chế ngự và biết làm chủ bản ngã / năng của mình. Người con gái trong thơ Ly tuy chứa đầy dục vọng đến cuồng nhiệt, nhiều khi muốn đốt cháy mình trong những đam mê nhục cảm. Nhưng họ không bao giờ tự buông thả mình dù là trong đêm, vì đêm thường đồng loã với "tội lỗi". Ngược lại, ta vẫn thấy một sự phát sáng từ trong tâm hồn của họ rực rỡ trong "màu đêm", "mùi đêm", "bóng đêm". Phía ấy cũng là một phần thanh âm tiếng gọi hồn của đêm trong thơ Ly với những âm vang đồng vọng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nguời phụ nữ. Đó là nỗi lo sợ hồn nhiên, đầy nữ tính của người con gái khi đối diện với người mình yêu trong đêm lặng lẽ. Bởi vì:

                        Em sợ phải khờ dại
                        Sợ tan trong mắt anh
                                         (Sợ)
   
Rõ ràng đêm ở đây chính là tâm trạng của người con gái vừa sợ đánh mất mình trong tình yêu nhưng cũng sợ mất tình yêu trong anh. Tâm trạng này tuy mâu thuẫn nhưng lại rất thành thực. Tình yêu bao giờ cũng là hiện thân của sự tận hiến nhưng không bao giờ đồng loã với sự buông thả. Vẻ đẹp của tình yêu bao giờ cũng đồng hành với những khát vọng kiếm tìm. Cái ranh giới mong manh ấy đòi hỏi ở con người một sự đốn ngộ, một nghị lực để vượt thoát trước những cám dỗ của bản năng. Bởi lẽ nếu không tỉnh táo thì sẽ rơi vào bi kịch và lúc đó:

          Soi vào gương thấy đêm hốc hác
           biết mình đã bị bẫy vào đêm
                                       (Lô Lô)
  Bởi vì:

            Đêm trước mặt là thực
            Đêm ngoài kia là ảo ảnh.
                         (Lô Lô)
    
Đêm ngoài kia là ảo ảnh hay đời ngoài kia cũng chỉ là ảo ảnh. Nhận thức được điều này nên đêm trong thơ Ly không chỉ có những yêu đương cháy bỏng, những khát vọng cuồng si mà đêm còn là tiếng gọi thẳm sâu trong tâm thức trước những nỗi cô đơn chất ngất của phận người mà khi đọc lên lời thơ đã làm ta nhói buốt tận tâm hồn.

             Đêm giật mình thức giấc
             Không thấy anh bên cạnh
             Không hiểu sao lòng bàn tay đầy nước
             Đêm rót lên mình những giọt lạnh
                         (Nửa đêm)
 
Bởi lẽ, trong tình yêu bao giờ người con gái cũng gánh chịu những thiệt thòi, những mất mát, hy sinh nhiều khi như là sự lựa chọn của định mệnh:

        Em không biết đến tình yêu nồng nàn
        Rượu tình yêu có say những đêm không anh
                          Người phụ nữ tự trói mình
                           Bằng sự dửng dưng của anh
                                           (Trầm cảm)

Và đêm bây giờ chỉ là sự hoài niệm trong trống vắng, đơn côi với những nhớ thương, tiếc nuối mà người con gái chỉ biết thì thầm gởi cho đêm như một tiếng gọi hồn:

               Anh đã đi rồi hồng ơi sao màu tro
               Hồn tro ủ  lửa cho đêm,
               Hay cho anh?
               Vằng trăng kia lạnh lắm!
                ......
                Từng đêm
                 Hồn tro âm âm
                                  Âm âm
                                       Âm âm
                                           (Hồng Tro)
    
Đêm luôn gắn với những hoài niệm, những khát vọng, trong kí ức thi nhân như một vô thức trong sáng tạo nên đã trở thành một căn tố trong thi pháp của thơ Ly. Vì vậy, đêm trong thơ Ly không còn là đêm của không thời gian vũ trụ mà đã trở thành một mã văn hoá, mã thẩm mỹ trong thế giới nghệ thuật thơ của Ly. Nó là sự kết tình những vui buồn, hờn giận, yêu thương, được mất, những hạnh phúc, khổ đau mà Ly đã trải nghiệm trong đời. Đó cũng là tâm thức bao trùm lên hành trình sáng tạo nghệ thuật của Ly. Giải mã được hình tượng đêm trong thơ Ly chúng ta sẽ chạm đến mã văn hoá, mã thẩm mỹ trong thơ Ly, từ đó mới mong giải mã được thế giới nghệ thuật thơ của Ly.
   
Bùi Giáng cho rằng: "cõi thơ là cõi bồng phiêu" đi vào cõi thơ là đi vào một thế giới mà ở đó mọi hiện thực đều chông chênh, huyễn hoặc. Hiện thực trong thơ bao giờ cũng là hiện thực tâm trạng. Nó không chỉ có hiện thực bên ngoài mà còn là hiện thực bên trong, là ảo ảnh của hiện thực. Hiện thực ấy hiện hữu trong thơ Ly như những mảnh vỡ của tâm hồn thi sĩ mà ở đó đêm đã trở thành một ẩn dụ của tâm linh.

Cắt đêm ra từng mảnh nhỏ
Rồi khâu đêm lại  bằng tóc
Cho đến khi đầu trọc
Cắt ta ra từng mảnh nhỏ,
Rồi khâu ta bằng hết đêm này đến đêm khác
Cho đến khi trắng hếu đêm
                          (Cắt)
 
Có một Thiền sư đã từng nói đại ý: Sáng hôm nay trước ngàn đạo quân tôi không biết sợ nhưng đêm nay tôi sợ chính mình. Thật vậy, khi đối diện với đêm là lúc con người đối diện với chính mình. Vì vậy đêm trong thơ Ly chính là một mảnh hiện thực của tâm linh, nhưng không phải là một thứ tâm linh mang tính siêu hình mà đó là thứ tâm linh thể hiện một chiều kích khác của hiện thực đời sống. Đó là một cõi hiện thực đầy ảo diệu mà thơ cần khám phá.
 
Lâu nay, có người cạn nghĩ cho rằng thơ là tấm gương phản ánh hiện thực nhưng đó chỉ là hiện thực trần trụi ở đời, mà người ta quên rằng thơ lại có một hiện thực khác đó là hiện thực của tâm linh, hiện thực của cõi mơ, của vô thức. Và đó cũng là thế giới của thơ. Vì "Thơ cũng huyền diệu như trời" (Charles Henriford). Thơ đi từ cõi thực đến cõi mộng và ngược lại từ cõi mộng thơ lại về với cuộc đời thực. Hành trình của thơ cũng là hành trình của huyền thoại và cổ tích. Vàđêmtrong thơ Ly là một bản giao hưởng vang lên những tiếng gọi hồn như một sự ám ảnh của tâm linh không chỉ trong vô thức mà cả trong tiềm thức và ý thức của thi nhân.

                        Không muốn đêm cũng thấy đêm
                        Không muốn đêm cũng có đêm
                        Trên đầu là đêm
                        Dưới chân cũng là đêm
                                                  (Khúc đêm)
                     .......
                        Quay lưng lại là đêm (5 lần)
                        Chỉ thấy đêm khi tâm thấy đêm (3 lần )
                        Phía trước mặt là đêm (4 lần)
 
Có khi nào ta rơi vào cảm giác đầy ma mị ấy ta sẽ cảm nhận sâu sắc về tiếng gọi hồn trong đêm của thơ Ly đồng vọng trong ta như thế nào?! Và khi ấy, biết đâu trong một sát na nào đó của hiện hữu ta bắt gặp bản thể của mình mà ngày thường ta đã đánh mất nó, chối bỏ nó, chạy trốn nó trong cuộc sống trần thế vốn quá nhiều bụi bặm và bất an này. Và trong cõi thẳm sâu của tâm linh có khi ta lại nghe vang vọng tiếng gọi hồn của chính ta từ trong cõi u mê. Và khi đó, cũng như Ly ta bỗng "giật mình" để rồi:

                        Nhắm mắt
                        Trùm kín chăn
                        Nghe đêm cuộn quanh mình
                                     (Khúc đêm)

            Khi thức dậy
            Thượng đế nhìn con Kiến
            Phiến Cẩm thạch thấy Người
            Con Kiến thấy đêm
                (Danh ngôn - Rỗng NgựcPhan Huyền Thư)

TRẦN HOÀI ANH
Nguồn: NVTPHCM


ĐỌC THÊM VĂN CHƯƠNG PHƯƠNG NAM:




Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Tô Thùy Yên, một trong những tiếng thơ lớn, của 20 năm văn chương miền Nam.

Tô Thùy Yên, theo tôi, là một trong những nhà thơ của 20 năm văn học miền Nam, có ảnh hưởng rộng, lớn. Cái ảnh hưởng rộng, lớn ông có được, không phải vì ông cùng với Thanh Tâm Tuyền là hai “mũi nhọn xung kích” thổi bùng ngọn lửa thơ tự do ở miền Nam, như một số người ngộ nhận.

Sự thực, cùng với Thanh Tâm Tuyền, những người tận hiến tâm huyết mình, cho mục đích xiển dương thơ tự do ở miền Nam (giới hạn trong phạm vi tạp chí Sáng Tạo,) là Quách Thoại, Trần Dạ Từ, Trần Lê Nguyễn, Đỗ Quý Toàn, Ngọc Dũng, Người Sông Thương (bút hiệu của Nguyễn Sĩ Tế)… chứ không phải là Tô Thùy Yên. Những bài thơ của ông, được yêu thích nhất, cũng không phải là những bài thơ Tự Do mà, lại là thơ vần, điệu. Hoặc những bài ông dung hòa được đặc tính của thơ tự do và thơ cũ (như một số tác giả cùng thời khác đã thành công. Điển hình, như cố thi sĩ Nguyên Sa).
Nhà thơ Tô Thùy Yên

Duyệt lại hành trình thi ca Tô Thùy Yên, 20 năm văn chương miền Nam, căn cứ trên mấy chục số tạp chí Sáng Tạo, từ bộ cũ đến bộ mới; bên cạnh những bài thơ tự do (rất ít), thì hầu hết những bài thơ ký tên Tô Thùy Yên là thơ có vần, điệu. Đôi khi vần, điệu của ông, nơi những bài thơ ấy, còn chặt chẽ hơn cả những thi sĩ thời tiền chiến nữa. Trong thể loại này, Tô Thùy Yên trội, bật nhất là thể thơ 7 chữ.

Bài thơ đầu tiên(?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.

Bài thơ này có tất cả 15 câu, toàn vần “au.” Rất chặt chẽ. Bài thơ, nguyên văn như sau: 

“Trên cánh đồng hoang thuần một mầu
Trên cánh đồng hoang dài đến đỗi
“Tàu chạy mau mà qua rất lâu.
“Tàu chạy mau, tàu chạy rất mau.
“Ngựa rượt tàu, rượt tàu, rượt tàu.
“Cỏ cây, cỏ cây lùi chóng mặt.
“Gò nổng cao rồi thung lũng sâu.
“Ngựa thở hào hển, thở hào hển.
"Tàu chạy mau, vẫn mau, vẫn mau.
“Mặt trời mọc xong, mặt trời lặn.
“Ngựa gục đầu, gục đầu, gục đầu.
“Cánh đồng, a! cánh đồng sắp hết.
“Tàu chạy mau, càng mau, càng mau.
“Ngựa ngã lăn mình mướt như cỏ,
“Chấm giữa nền nhung một vết nâu.” (1) 

Tôi nghĩ, có thể vì tính liên tục của cuộc rượt, đuổi giữa con ngựa và, chuyến tàu, nên tác giả đã cố tình không phân đoạn bài thơ của mình(?)

Nếu phân đoạn bài thơ trên với 4 câu cho mỗi khổ thơ, chúng ta sẽ có tất cả 4 khổ, mà khổ thơ chót, chỉ có 3 câu (Như thể đánh dấu sự bỏ cuộc, gục ngã bất ngờ, phút chót của ngựa?!.)

Dựa trên việc phân đoạn, để sự tìm hiểu bài thơ dễ dàng hơn; ghi nhận đầu tiên của tôi là, Tô Thùy Yên đã dùng âm “trắc” cho chữ cuối cùng của câu thứ hai - - Nhưng không phải để hiệp vần “trắc” với chữ cuối cùng của câu thứ tư - - Mà, nó chỉ là sự chuyển đổi vị trí. Bởi vì, ông vẫn cho hiệp vần “bằng” của các chữ cuối, ở những câu thứ nhất với các câu thứ ba và, thứ tư.

Nói về thơ 7 chữ, cũng như nói về thơ lục bát, những người có kinh nghiệm với cuộc chơi “chọn vần, lựa chữ,” đều hiểu rằng, ngoài luật định hiệp vần, còn có luật định về nhịp điệu riêng của thể thơ này.

Nhìn lại những nhà thơ tiền chiến, từng được mô tả là thành công với thể thơ 7 chữ, tôi nghĩ, chúng ta có thể nhắc tới Huy Cận, với bài “Tràng giang.”

Khổ thơ thứ nhất của bài “Tràng giang”, như sau:

“Sóng gợn tràng giang / buồn điệp điệp,
“Con thuyền xuôi mái / nước song song.
“Thuyền về nước lại, / sầu trăm ngả;
“Củi một cành khô / lạc mấy dòng.” (2)

Tôi dùng dấu gạch chéo / slash để phân nhịp cho mỗi câu thơ. Kết quả, tất cả 4 câu thơ này, đều có nhịp 4/3.

Bước qua một bài thơ 7 chữ khác, cũng của Huy Cận, ta thấy, chúng cũng có chung một nhịp 4/3 như thế. Như bài “Vạn lý tình.” Cũng đoạn thứ nhất:

“Người ở bên trời, / ta ở đây;
“chờ mong phương nọ, / ngóng phương nầy.
“Tương tư đôi chốn / tình ngàn dặm,
“Vạn lý sầu lên / núi tiếp mây.” (3)

Nhịp 4/3 cũng là nhịp của hầu hết những bài thơ 7 chữ của Lưu Trọng Lư. Tôi xin chọn bài 7 chữ của ông, quen thuộc nhất với chúng ta. Bài “Nắng mới”: 

“Mỗi lần nắng mới / hắt bên song,
“Xao xác gà trưa / gáy não nùng;
“Lòng rượi buồn theo / thời dĩ vãng,
“Chập chờn sống lại / những ngày không.” (4)

Ngay Xuân Diệu (người được coi là luôn có những đổi mới đáng kể về hình thức, cũng như tu từ,) cũng dùng nhịp 4/3 cho thơ 7 chữ của ông: 

“Tôi nhớ Rimbaud / với Verlaine
“Hai chàng thi sĩ / choáng hơi men
“Say thơ xa lạ, / mê tình bạn,
“Khinh rẻ khuôn mòn, / bỏ lối quen.” 
(Trích Tình trai.) (5)

Nhưng Tô Thùy Yên đã cho thơ 7 chữ của ông một nhịp, điệu khác.

Trừ 2 câu đầu, và câu số 10, với nhịp 4/3 - - Tất cả những câu còn lại của bài “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu,” đều ở nhịp 3/ 4, ở những câu số 3, 4. Nhịp 3/2/2, ở những câu số 5, 9, 11, 13. Hoặc nhịp 2/5, ở những câu số 6, 14. Thậm chí ông còn cho câu số 12 của ông, một nhịp lạ hơn nữa. Đó là nhịp 2/1/4: “Cánh đồng, a! cánh đồng sắp hết.”

Tuy nhiên, bài thơ không chỉ tạo được sự chú ý chỉ bởi nhịp đi mới mẻ của nó! Sâu xa hơn, theo tôi, lại là những gì kín, khuất, sau phần hình thức vừa kể.

Tôi nghĩ, hình ảnh con ngựa rượt, đuổi chuyến tàu, với phông nền là những cánh đồng nối nhau, hút mắt; là một bức tranh sống động vẽ bằng… ngôn ngữ. Sức sống động mạnh mẽ tới độ, chúng cho ta cảm tưởng tác giả đã chụp được một bức ảnh thời gian… Bằng tài năng đặc biệt của mình.

Lại nữa, sự đuối sức, đầu hàng, từ giã cuộc đua của con ngựa, vẫn theo tôi, là một ẩn dụ, nhắc nhở rằng: Ý chí, sức mạnh của con người, dù kiên quyết, lớn lao tới đâu, cũng vẫn bị lưỡi dao hữu hạn, đời người, chém đứt!.!

Nói cách khác, bất lực trước, sau, vẫn là thuộc tính của con người, khi con người phải đối diện với chiều dài thời gian. Vô tận.

Đọc lại bài thơ, một lần nữa, về phương diện nhịp, điệu, tôi chợt có cảm nhận rằng, khi Tô Thùy Yên chọn cho bài 7 chữ này của ông, những nhịp đi gập ghềnh, có dễ ông cũng muốn cho người đọc liên tưởng tới những hơi thở không đều của chuyến tàu, con ngựa trong cuộc rượt. Một cuộc rượt, đuổi với tốc độ “tàu chạy mau mà qua rất lâu,” hay “tàu chạy mau, tàu chạy rất mau”… dẫn tới kết quả là những hơi thở “hào hển” hoặc, “cúi đầu”…

Mọi ẩn dụ, liên tưởng mà, bài thơ đem được, đến cho người đọc, theo tôi là những chiếc chìa khóa quý giá, để độc giả được quyền thênh thang bay bổng, phiêu hốt trong đất, trời rất tư, riêng, của bài thơ ấy - - Dù cho (cũng dễ hiểu thôi,) nếu những cảm nhận của độc giả, thường… xa lạ, không ăn nhằm, chẳng liên hệ gì, tới tình, ý (mơ hồ?) của tác giả, khi sáng tác!.

Nhưng, điều đó, cũng chỉ có thể xẩy đến cho những bài thơ hay, đi ra từ những tài thơ lớn. Mà, “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu,” là một thí dụ.

Một nét đặc thù khác trong thơ Tô Thùy Yên là chủ tâm sử dụng khá nhiều ngôn ngữ Nam…rặc. Chủ tâm này rất đáng kể; nếu người đọc nhớ lại rằng, đó là những câu thơ được viết trong khoảng thời gian 1956 tới 1975, trên một diễn đàn cổ súy văn chương… mới. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều ngôn ngữ đặc biệt kia, trong Tô Thùy Yên Thơ Tuyển (TTY/TT) in năm 1995, tại Hoa Kỳ. Như trong bài “Anh hùng tận,” ông viết:

“Dựng súng trường, cởi nón sắt
“Đơn vị dừng quân trọn buổi chiều.
“Trọn buổi chiều, ta nhậu nhẹt,
Mồi chẳng bao nhiêu, rượu rất nhiều.
(…) 
Thiệt tình, tên bạn ta không nhớ
“Nhưng mà trông mặt thấy quen quen.”
(…)
“Tiếng hò mời dzô, dzô tở mở,
“Muỗi thuỷ triều chừng cũng giạt ra…”
(Trích TTY/TT.)

Hay một số chữ trong bài “Mòn gót chân sương nắng tháng năm”:

“Vụt đuốc đi thầm đến mãn kiếp,
Lèm bèm ú ớ chuyện nhân gian,”
(…)
“Sáng ngày, đời giật mình ngơ ngác,
“Mường tượng đôi ba chuyện bắt quàng.” 
(…)
“Ta lại trồi lên dương thế rộn,
“Ngày ngày ra bãi vắng vời trông…” 

Hoặc: 

“Ra đi như nước ao lền đặc
(Trong bài “Và rồi tất cả sẽ nguôi ngoai,” TTY/TT.)

“Thế giới làm sàm điếc lác nặng”
(Trong bài “Bất tận nỗi đời hung hãn đó,” TTY/TT.”

Như đã nói, 7 chữ là đường kiếm lấp lánh nhất, trong cõi thơ Tô Thùy Yên, 20 năm, miền Nam. (Ngay bài thơ nổi tiếng “Ta về” Tô Thùy Yên viết tháng 7 năm 1985, hơn mười năm sau thời điểm vừa kể, cũng là thơ 7 chữ.)

Căn cứ vào tập TTY / TT, do chính tác giả xuất bản, tính riêng số thơ sáng tác trước tháng 4 năm 1975 của ông, có tất cả 21 bài; thì hết 14 bài viết theo thể 7 chữ. Bảy bài còn lại, dành cho tất cả những thể thơ khác.

Hầu hết thơ 7 chữ của Tô Thùy Yên đều đậm tính “khẩu khí!” Rõ hơn, ông mượn loại thơ này, để bày tỏ tâm sự mình trước thế sự. Cái tâm sự kẻ sĩ ngao ngán, bất mãn trước thời cuộc và, kiếp người. Khi viết loại này, các thi sĩ thường chọn thể loại “Hành.”

Chỉ có thể loại này, mới giúp tác giả hiển lộ tính cảm thán của mình. Đồng thời, nó cũng dễ gợi, khêu trong tâm hồn người đọc, cái phong vị hoài cổ. Chính vì thế mà, khi chọn thể loại “Hành,” ngoài yếu tố thơ 7 chữ, các tác giả thường xưng “ta với ngươi,” hoặc “ta với người.” Dường như các thi sĩ không bao giờ dùng nhân xưng đại danh tự “tôi!” Có dễ vì nó không thích hợp với phong cách ngang tàng, chán chường, bất cần đời mà, dạng thơ này, cung ứng. 

Nói về những bài “Hành” nổi tiếng từ thời tiền chiến, người ta thường nghĩ Thâm Tâm (6) với “Tống biệt hành;” và Nguyễn Bính (7) với “Hành phương nam.”

“Tống biệt hành” của Thâm Tâm ngắn hơn “Hành phương nam” của Nguyễn Bính. Nhưng bù lại, bài “hành” của Thâm Tâm không dùng một điển tích nào, trong khi Nguyễn Bính thì có.

Bài “Tống biệt hành” của Thâm Tâm có những câu như:

“Đưa người ta chỉ đưa người ấy
“Một giã gia đình, một dửng dưng...
“- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,
“Chí nhớn chưa về, bàn tay không,
“Thì không bao giờ nói trở lại!
“Ba năm, mẹ già cũng đừng mong.” 
(……)
“Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
“Chị thà coi như là hạt bụi,
“Em thà coi như hơi rượu say.” 
(Trích “Thi Nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân; nhà Văn Học Hà Nội, 1988.)

Và bài “Hành phương nam’ của Nguyễn Bính, có những câu như:

“Ngươi ơi buồn lắm mà không khóc
“Mà vẫn cười qua chén rượu này
“Vẫn dám ăn tiêu cho đến hết
“Ngày mai ra sao rồi sẽ hay.
“Ngày mai, có nghĩa gì đâu nhỉ?
“Cốt nhất cười vui trọn tối nay.
“Rẫy ruồng châu ngọc, thù son phấn
“Mắt đỏ lên rồi, cứ chết ngay. 
(……)
“Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
“Đã dấy phong yên khắp bốn trời
“Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
“Uống say mà gọi thế nhân ơi!
“Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
“Ta với nhà ngươi cả tiếng cười
“Dằn chén hất cao đầu cỏ dại
“Hát rằng phương Nam ta với ngươi
“Ngươi ơi! Ngươi ơi! Hề! Ngươi ơi!...”
Nguyễn Bính, Đa kao 1943.
(Theo dactrung.com)

Qua tới Tô Thùy Yên, tất cả những chữ “ngươi,” được thay thế bằng “bạn”:

 “Tới đây toàn những tay hào sĩ
“Sống chết không làm thắt ruột gan.
“Cũng không ai nhắc gì thân thế
“Có vợ con mà như độc thân.
“Bạn hỏi thăm ta cho có lệ” 
(……)
“Người thuở trước tìm vàng khẩn đất
“Tiêu xác thân, để lại oan hồn
Ngày nay, ta bạn đến đây nữa
“Đất thì không khẩn, vàng không tìm…
“Bạn nhủ ta: đừng hỏi khó
“Uống mất ngon vì chuyện loạn tâm…” 
(TTY/TT.)

Đôi khi, nhân vật thứ hai trong những bài “Hành” của Tô Thùy Yên, là kẻ vắng mặt. Kẻ “vắng mặt” ở đây, khi là thiên, địa; lúc là lẽ tử, sinh:

“Nên ta phó mặc cho trời đất
“Trời đất vô ngôn lại bất nhân.
“Nên ta lẳng lặng đi đi khuất
“Trong lãng quên xanh hút thời gian.’ 
(……)
“Trăng, bạn hiền xưa giờ tái ngộ
“Ta thức đêm nay chơi với trăng,
“Nghĩ tội thương sau này, mãi mãi
“Quanh mồ ta, trăng phải lang thang.”
Hay:
“Những người thuở trước bây giờ lạc
“Trong dã sử nào như bóng mây,
“Trong trí nhớ nào như giọng hát.
“Hỡi ôi, trời đất lạnh tình thay!” 
(TTY/TT.)

Có lần, “nhân vật vắng mặt” kia, được ông mệnh danh là “Hiu Quạnh lớn”:
“Mùa đông Bắc, gió miên man thổi
“Khiến cả lòng ta cũng rách tưa.
“Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh lớn
“Mà Hiu Quạnh lớn vẫn làm ngơ…” 
(TTY/TT.) 

Ai làm ngơ? Thiên, địa; lẽ tử, sinh hay, tự thân cuộc đời đã vốn là một lãng quên, lớn?
Về phương diện ngữ pháp, tôi nghĩ, trước Tô Thuỳ Yên (vẫn với thể thơ 7 chữ,) là một trong số ít tác giả có những câu thơ như:
“Mưa lâu, trời mốc buồn hôi xưa.
“Con đường đáo nhậm xa như nhớ…”
(Trong “Qua sông,” TTY/TT.)

Hay:

“Đôi bàn tay vỗ nháng âm thanh.
(…)
“Cỏ cây lưu gió khóc mơ màng…
(…)
“Gió thổi chai người đứng lặng thinh.” 
(Trong “Mòn gót chân sương nắng tháng năm,” TTY/TT.)

Hoặc:

“Ta dậy khi gà truyền nhiễm gáy,
“Chân trời rách đỏ vết thương dài.
(…)
“Còn lại chăng chút u hoài mốc.
 (…)
 “Ngọn cây, ô! đã giát hoàng hôn. 
(Trong “Hề, ta trở lại căn nhà cỏ,” TTY/TT.)

Tô Thùy Yên cũng như nhiều tác giả khác, từ đông qua tây, thường đối diện với những câu hỏi lớn mang tính siêu hình. Khi đề cập tới những vấn đề này, ông cho thấy sự dứt khoát đi tới một cách quyết liệt, không khoan nhượng. Ông không chỉ đặt vấn đề về ý nghĩa rốt ráo của thân phận con người; như con người được sinh ra từ đâu? Để làm gì? Rồi, sau khi chết, con người sẽ đi về đâu? Hay sự thực cuối cùng, thảm hại thay, tất cả cũng chỉ là hư không:

“Con chim nhào chết khô trên cửa,
“Cửa đóng tự ngàn năm bặt âm,
“Như đạo bùa thiêng yểm cổ mộ.
“Sao người khai giải chưa về thăm?” 
(Trong “Góa phụ,” TTY/TT.)

Hay:

“Ta thấy mặt tinh cầu xếp nếp
“Như lằn nhăn tuổi tác hư không…” 
(Trong “Và rồi tất cả sẽ nguôi ngoai,” TTY/TT.)

Với thơ Tô Thùy Yên, tôi không biết có một tương quan hữu cơ nào chăng, giữa con người, sự chết và, Thượng đế: 

“Vì bom đạn bất dung,
“Thi thể chẳng ai thâu,
“Nào có chi đáng kể…” 
(Trong chiều trên phá tam Giang,” TTY/TT.)

Hay:

“Ngọn đèn hư ảo chong linh vị
“Thắp trắng thời gian mái tóc em.” 
(Trong Góa phụ, TTY/TT.)

Hoặc:

“Ta bằng lòng phận que diêm tắt,
“Chỉ giận sao mồi lửa cháy suông. 
 (Trong “Tưởng tượng ta về nơi bản trạch,” TTY/TT.)

Chưa kể, ông luôn cho người đọc như tôi, cảm nhận, với ông, chiến tranh cũng là một thứ thuộc tính của nhân loại, kiếp người:

“Tiếp tế khó - đôi lần phải lục
“Trên người bạn gục đạn mươi viên.
“Di tản khó – sâu dòi lúc nhúc
“Trong vết thương người bạn nín rên.
“Người chết mấy ngày chưa lấy xác,
“Thây sình, mặt nát, lạch mương tanh…” 
(Trong “Qua sông,” TTY/TT.)

Hoặc:

“Cỏ cây sống chết không ta than.
“Em khóc hoài chi lẽ diệt sinh?” 
(Trong “Góa phụ,” TTY/TT.)

Phải chăng, Tô Thùy Yên chọn lựa sự có mặt của mình, như một đối đầu sống, mái trước Thượng đế; dù có thể ông những hiểu rằng, cách gì, con người, cuối cùng cũng chỉ là một thứ con tin, trong vòng tay gai độc của định mệnh. Ông viết:

“Có đọc thuộc thánh thư,
“Linh hồn tôi vẫn vậy.
“Tôi vẫn không thể lạy
“Dù đứng trước hư vô.
(…)
“Đầu tôi cứng và trơn,

(Trong “Thân phận của thi sĩ,” TTY/TT.)

Dù đứng ở góc độ nhân sinh, chủ quan nào, chấp nhận hay, ruồng rẫy tiếng thơ Tô Thùy Yên (8), tôi vẫn trân trọng kính mời quý độc giả, cùng tôi đọc lại bài “Trường sa hành,” của ông - - Mà, theo tôi, là một trong dăm bài Hành hay nhất, của văn học, nghệ thuật miền Nam, 20 năm:

Trường Sa Hành

Trường Sa! Trường Sa! Đảo chuếnh choáng!
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Lính thú mươi người lạ sóng nước,
Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi. 
Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi
Khiến cả lòng ta cũng rách tưa.
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh lớn
Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ. 
Đảo hoang vắng cả hồn ma quỷ.
Thảo mộc thời nguyên thuỷ lạ tên
Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh
Lên xác thân người mãi đứng yên. 
Bốn trăm hải lý nhớ không tới.
Ta khóc cười như tự bạo hành,
Dập giận vác khòm lưng nhẫn nhục,
Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh. 
Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế.
Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi?
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ
Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời. 
Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt,
Bãi Đông lở mất, bãi Tây bồi.
Dăm cây bật gốc chờ tan xác,
Có hối ra đời chẳng chọn nơi? 
Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng,
Những cụm rong óng ả bập bềnh
Như những tầng buồn lay động mãi
Dưới hồn ta tịch mịch long lanh. 
Mặt trời chiều rã rưng rưng biển.
Vầng khói chim đen thảng thốt quần.
Kinh động đất trời như cháy đảo.
Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân. 
Ta ngồi bên đống lửa man rợ,
Hong tóc râu, chờ chín miếng mồi,
Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp
Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi. 
Chú em hãy hát, hát thật lớn
Những điệu vui, bất kể điệu nào
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ,
Cho mái đầu ta chớ cúi sâu. 
Ai hét trong lòng ta mỗi lúc
Như người bị bức tử canh khuya,
Xé toang từng mảng đời tê điếng
Mà gửi cùng mây, đỏ thảm thê. 
Ta nói với từng tinh tú một,
Hằng đêm, tất cả chuyện trong lòng.
Bãi lân tinh thức, âm u sáng.
Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng. 
Đất liền, ta gọi, nghe ta không?
Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng.
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc.
Con chim động giấc gào cô đơn. 
Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa.
Ánh sáng vang lừng điệu múa điên.
Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ
Kêu dòn như tiếng nứt hoa niên. 
Ôi lũ cây gầy ven bãi sụp,
Rễ bung còn gượng cuộc tồn sinh,
Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã
Hay đến ngày bờ tái tạo xanh. 
San hô mọc tủa thêm cành nhánh.
Những nỗi niềm kia cũng mãn khai.
Thời gian kết đá mốc u tịch,
Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.
3-1974.
(Theo TTY/TT.)

DU TỬ LÊ
Nguồn: dutule.com

_____________
Chú thích: 

(1) Trích “Tô Thùy Yên / Thơ Tuyển.” Tác giả xuất bản, 1995, Hoa Kỳ. Tr. 13.
(2,) (3,) (4,) (5): Nhà xuất bản Đồng Nai, tủ sách thơ Việt Nam. 

(6) Nhà thơ Thâm Tâm tên thật Nguyễn Tuấn Trình. Ông sinh ngày 12 tháng 5 năm
1917, tỉnh Hải Dương; mất ngày 18 tháng 8 năm 1950 ở gần Việt Bắc.

(7) Nhà thơ Nguyễn Bính, tên thật Nguyễn Trọng Bính. Ông sinh năm 1918 tại Vụ Bản, tỉnh Nam Định; mất ngày 20 tháng 1 năm 1966 ở nhà một người bạn, thuộc tỉnh Hà Nam.

(8) Tên thật Đinh Thành Tiên, Tô Thùy Yên sinh ngày 20 tháng 10 năm 1938 tại Gia Định. Ông có thơ đăng trên báo Đời Mới (thập niên 1950,) trước khi xuất hiện trên tạp chí Sáng Tạo. Sau 30-4-1975, ông bị nhà cầm quyền CS cầm tù 3 lần; tổng cộng gần 13 năm. Cùng gia đình, Tô Thùy Yên hiện cư ngụ tại thành phố Houston, Texas.


ĐỌC THÊM VĂN CHƯƠNG PHƯƠNG NAM:



BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Nguyễn Phan Quế Mai: Hãy nói về cuộc đời

Xe vút đi trên những con đường cao tốc, còn tôi thì ngồi đó, lặng người trong giai điệu trầm bổng của Khúc Thụy Du. Mùa hạ California nở bun...