Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

NHÀ VĂN SƠN NAM - tiểu sử văn học

Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài (giấy khai sinh viết sai thành Tày) sinh năm Bính Dần, ngày 11 tháng 12 năm 1926 tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá, nay thuộc tỉnh Kiên Giang. Ông học tại Cần Thơ, tham gia kháng chiến chống Pháp, hoạt động trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ. Khởi đầu ông làm thơ nhưng sau đó chuyển sang viết văn, biên khảo...

Sau Hiệp định Geneva 1954, ông ở lại miền Nam, tiếp tục làm báo, viết văn ở Sài Gòn, cộng tác với các báo: Tiếng Chuông, Nhân Loại, Công Lý, Lẽ SốngTia Sáng... Ông từng bị chính quyền Việt Nam cộng hoà bắt bỏ tù vào khoảng năm 1960-1961.

Tên tuổi Sơn Nam gắn liền với tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau và nhiều công trình khảo cứu đầy giá trị về công cuộc khẩn hoang ở Nam Bộ. Phong cách giản dị, dễ gần gũi, suốt đời gắn liền với nghiệp văn, ông có nhiều cống hiến quan trọng đối với nền văn học lẫn khoa học lịch sử Sài Gòn - Nam Bộ, được nhiều đồng nghiệp và người đọc các thế hệ yêu quý.

Ông còn nguyên là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà văn - nhà Nam Bộ học Sơn Nam từ trần vào lúc 12h40 ngày 13.8.2008 ở TP.HCM và yên nghỉ tại Công viên Nghĩa trang Chánh Phú Hoà tỉnh Bình Dương.

Tác phẩm đã xuất bản:

Chuyện xưa tích cũ (1958)
Tìm hiểu đất Hậu Giang (nghiên cứu-1959)
Hương rừng Cà Mau (tập truyện ngắn-1962)
Chim quyên xuống đất (tập truyện ngắn-1963)
Hình bóng cũ (1964)
Vạch một chân trời (1968)
Gốc cây, cục đá và ngôi sao (1969)
Lịch sử khẩn hoang miền Nam
- Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam
- Danh thắng miền Nam
- Dạo chơi
- Nói về miền Nam
- Theo chân người tình & một mảnh tình riêng
- Hai cõi U Minh
- Vọc nước giỡn trăng
- Tìm hiểu đất Hậu Giang & lịch sử đất An Giang
- Xóm Bàu Láng
- Bà Chúa Hòn
- Tây đầu đỏ
- Ấn tượng 300 năm
- Người Sài Gòn
- Tiếp cận đồng bằng sông Cửu Long
- Bến Nghé xưa
(Tất cả các tác phẩm của Sơn Nam đã được Nhà xuất bản Trẻ ở TP.HCM mua bản quyền trọn đời từ 12.2002)

Theo NVTPHCM
Nhà văn Sơn Nam
Mộ phần nhà văn Sơn Nam ở Bình Dương







Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG SÁNG - tiểu sử văn học

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh Nguyễn Sáng, sinh ngày 12 tháng 01 năm 1932, tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Từ tháng 4 năm 1946, ông xung phong vào bộ đội, làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2. Đến năm 1948 được bộ đội cho đi học thêm văn hoá ở Trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Năm 1950, về công tác tại phòng chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo (chủ yếu là Phật giáo và Hoà Hảo).

Năm 1955, ông theo (đơn vị tập kết ra Bắc, chuyển ngành với cấp bậc chuẩn úy, về làm cán bộ Phòng Văn nghệ Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam. Từ năm 1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản Văn học, cán bộ sáng tác. Năm 1966, ông vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng. Năm 1972, trở ra Hà Nội, tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn.

Sau ngày đất nước thống nhất tháng 4.1975, ông về Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng thư ký (về sau đổi tên gọi thành Chủ tịch) Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khoá l, 2, 3.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957; Uỷ viên Ban Chấp hành Hội khoá 2, 3 và là Phó tổng thư ký Hội khoá 4.

Ông mất tại nhà riêng ở quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 17 giờ ngày 13 tháng 2 năm 2014, hưởng thọ 82 tuổi.

Tác phẩm đã xuất bản:

* Văn xuôi:

Con chim vàng (truyện ngắn, 1957);
Người quê hương (truyện ngắn, 1958);
Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1962 );
Đất lửa (tiểu thuyết, 1963);
Câu chuyện bên trận dịa pháo (truyện vừa, 1966);
Chiếc lược ngà (truyện ngắn, 1968);
Bông cẩm thạch (truyện ngắn 1969);
Cái áo thằng hình rơm (truyện vừa, 1975);
Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975);
Người con đi xa (truyện ngắn, 1977);
Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985);
Bàn thờ tổ của một cô đào (truyện ngắn, 1985);
Tôi thích làm vua (truyện ngắn, 1988);
25 truyện ngắn (1990);
Paris - tiếng hát Trịnh Công Sơn (ký, 1990);
Con mèo Fujita (truyện ngắn - 1991).

* Kịch bản phim:

Mùa gió chướng (1977);
Cánh đồng hoang (1978),
Pho tượng (1981);
Cho dến bao giờ (1982);
Mùa nước nổi (1986);
Dòng sông hát (1988);
Câu nói dối đầu tiên (1988);
Thời thơ ấu (1995);
Giữa dòng (1995);
Như một huyền thoại (1995).

Giải thưởng văn học:

Ông Năm Hạng - truyện ngắn giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Thống Nhất (1959);
Tư Quắn - truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn Nghệ Quân Đội (1959);
Dòng sông thơ ấu - giải thưởng Hội đồng Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam (1985);
Con mèo của Fujita - tập truyện ngắn, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1994;
Cánh đồng hoang (kịch bản phim)- bộ phim được tặng Huy chương vàng Liên hoan Phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng Liên hoan Phim quốc tế ở Moskva (1981);
Mùa gió chướng (kịch bản phim)- Huy chương bạc Liên hoan Phim toàn quốc (1980)
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt II năm 2001.

Quan niệm văn học:

- Có những nhà văn, quê mình không có núi, không có biển. "Đi nơi này lại nhớ nơi kia", nhờ đi nhờ nhớ vẫn có tác phẩm về biển, về sông và núi. Lòng luôn xao động, ngọn lửa sáng tạo luôn luôn âm ỉ trong lòng mình.

Theo NVTPHCM
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng và các con









NHÀ THƠ PHẠM CÔNG THIỆN - tiểu sử văn học

Nhà thơ Phạm Công Thiện sinh ngày 01 tháng 6 năm 1941 tại Mỹ Tho trong một gia đình Công giáo. Từ tuổi thiếu niên ông đã nổi tiếng thần đồng về ngôn ngữ, năm 15 tuổi đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, và Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tiếng Sanskrit và tiếng Latinh.

Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh ngữ tinh âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo và tạp chí Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn. Năm 1960, ông khởi sự viết cuốn Ý thức mới trong văn nghệ và triết học khi chưa được 19 tuổi.

Ðầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc "khủng hoảng tinh thần." Tại đây ông quy y ở chùa Hải Ðức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn.

Từ năm 1966-1968, ông là giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả các phân khoa của Viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1968-1970, giữ chức trưởng phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện đại học. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.

Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Ðức, rồi sống lâu dài tại Pháp. Tại đây ông lập gia đình và sau đó làm giáo sư triết học Tây phương của Viện Ðại học Toulouse. Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, làm giáo sư ở College of Buddhist Studies. Từ khoảng năm 2005, ông sang cư ngụ tại Houston, tiểu bang Texas cho đến lúc qua đời ngày 8 tháng 3 nhằm 2011 (mồng 4 tháng 2 năm Tân Mão).

Tác phẩm:

Thơ, văn, tiểu luận
·         Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiền tông (Tân Ý Thức, Nha Trang, 1964)
·         Ý thức mới trong văn nghệ và triết học (An Tiêm, Sài Gòn, 1965; in lần thứ 4, 1970)
·         Trời tháng Tư (An Tiêm, Sài Gòn, 1966)
·         Ngày sanh của rắn (Hoa Nắng, Paris, 196?; An Tiêm in chính thức tại Sài Gòn, 1966; Trần Thi in lần mới nhất, California, 1988), thơ.
·         Im lặng hố thẳm (An Tiêm, Sài Gòn, 1967 và 1969; Phạm Hoàng, 1969)
·         Hố thẳm của tư tưởng (An Tiêm, Sài Gòn, 1967; Phạm Hoàng in lần thứ 3, 1970)
·         Mặt trời không bao giờ có thực (An Tiêm, Sài Gòn, 1967; Phạm Hoàng in lần thứ 2, 1969)
·         Chỉ còn tiếng thơ trên mặt đất — Trở về Rainer Maria Rilke (1969)
·         Henry Miller (Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1969)
·         Bay đi những cơn mưa phùn (Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1970)
·         Ý thức bùng vỡ (Đồng Nai, Sài Gòn, 1970)
·         Đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (1988)
·         Sự chuyển động toàn diện của tâm thức trong tư tưởng Phật giáo (1994)
·         Triết lý Việt Nam về sự vượt biên (1995)
·         Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc (Viện Triết lý Việt Nam và Triết học Thế giới, California, 1996)
·         Khơi mạch nguồn thơ thi sĩ Seamus Heaney, Giải Nobel Văn Chương 1995 (Viện Triết lý Việt Nam và Triết học Thế giới, California, 1996)
·         Làm thế nào để trở thành một bậc bồ tát sáng rực khắp bốn phương trời (1998)
·         Tinh tuý trong sáng của đạo lý Phật giáo (1998)
·         Trên tất cả đỉnh cao là im lặng (Trần Thi, California, 1988; Văn hóa Sài Gòn tái bản, TP. Hồ Chí Minh, 2009), thơ.
·         Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử (2000)
·         Khai ngôn cho một câu hỏi dễ hiểu: Triết học là gì? (2000)
·         Đối mặt với 1000 năm cô đơn của Nietzsche (2000)

Dịch phẩm
              Tự do đầu tiên và cuối cùng (An Tiêm, Sài Gòn, 1968), dịch của Jiddu Krishnamurti
·         Về thể tính của chân lý (Hoàng Đông Phương, Sài Gòn, 1968), dịch của Martin Heidegger
·         Triết lý là gì? (An Tiêm, Sài Gòn, 1969), dịch của Martin Heidegger.
·         Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi!, dịch của Friedrich Nietzsche.(Phạm Hoàng, Sài Gòn, 1969)[
·         Rèn luyện tâm thuật huyền linh (1991), dịch của Nikos Kazantzakis.

Những tác phẩm khác
·         Anh ngữ tinh âm tự điển (Hoàng Long, Mỹ Tho, 1957)
·         Dialogue (Lá Bối, Sài Gòn, 1965), viết chung với Thích Nhất Hạnh, Bùi Giáng, Tam Ích, và Hồ Hữu Tường bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.

Theo wikipedia
Nhà thơ Phạm Công Thiện






Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

NHÀ THƠ PHAN HOÀNG - tiểu sử văn học

Nhà thơ Phan Hoàng tên thật là Phan Tấn Hùng, tuổi Đinh Mùi, sinh ngày 10.10.1967 tại Đông Tác, cuối dòng sông Đà Rằng (hạ nguồn sông Ba) thuộc thành phố Tuy Hoà; lớn lên ở quê nhà Hoà Đồng, huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên. Học phổ thông cơ sở ở Hoà Đồng, học phổ thông trung học ở Trường PTTH Lê Hồng Phong, từ nửa năm lớp 10 bắt đầu thi vào học lớp năng khiếu chuyên văn đầu tiên của tỉnh Phú Khánh (cũ) ở Trường PTTH Nguyễn Huệ (Tuy Hoà) và Trường PTTH Lý Tự Trọng (Nha Trang).

Tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, nay là Khoa Văn học - ngôn ngữ Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Từng làm phóng viên - biên tập viên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay, Chủ biên tờ Đương Thời (trước đây là Người Đương Thời).

Uỷ viên Ban Chấp hành - Trưởng ban Nhà văn trẻ kiêm phụ trách báo chí - truyền thông Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khoá VI (2010-2015), Chủ biên website nhavantphcm.com.vn.

Phó Chủ tịch - Thường trực Hội kiêm Chủ tịch Hội đồng Thơ - Hội Nhà văn TP.HCM khoá VII (2015-2020), Chủ biên website nhavantphcm.vn - nhavantphcm.com.vn.

Từ ngày 01.01.2015, nhà thơ Phan Hoàng còn là Chủ nhiệm Văn phòng miền Nam báo Văn Nghệ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm đã xuất bản:

Tượng tình (thơ 1995)
Hộp đen báo bão (thơ 2002)
Chất vấn thói quen (thơ 2012, tái bản 2015)
Bước gió truyền kỳ (trường ca 2016)
- Phỏng vấn Tướng lĩnh Việt Nam (3 tập 1997-2000, tái bản 4 lần)
Phỏng vấn Người Sài Gòn (2 tập 1998-1999)
- Phỏng vấn Người Hà Nội (2 tập 1999-2000, tái bản 2 lần)
Dạ, thưa thầy! (2 tập 2000-2002, tái bản 2 lần)
Sài Gòn đất lành chim đậu (ký sự nhân vật tập I-2016, tái bản 1 lần 2016; tập II-2018)
Sài Gòn đất thiêng khí tụ (ký sự nhân vật 2017, tái bản 1 lần 2018)
Sài Gòn ngọt từ da thịt ngọt ra (tản văn 2018)

Giải thưởng:

- Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012 cho tập thơ Chất vấn thói quen.
- Giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM năm 2012 với tập thơ Chất vấn thói quen.
- Giải ba cuộc thi thơ nhạc Đây biển Việt Nam với hai bài thơ Mặt trời trong ngôi nhà đầy sóng đầy gió, Gió hợp hôn đất nước, do Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và báo VietNamNet tổ chức năm 2011-2012.
- Giải tư thơ tạp chí Văn Nghệ Quân Đội năm 2003-2004 với bài Bước gió truyền kỳ.
- Giải nhì thơ sinh viên - học sinh Thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 với bài Áo trắng trong mơ.
- Giải nhất bút ký báo Khoa Học & Đời Sống năm 1998 với bài Khi nhà thơ làm kinh tế.

Quan niệm về văn học:

Thi ca đối với tôi là một không gian thẩm mỹ riêng, một thế giới thiêng liêng để tôi được đắm chìm vào đó, tìm thấy vẻ đẹp của con người quá khứ lẫn hiện tại, tự phát hiện bản thể chính mình. Nhà thơ phải biết náu mình để cho cái đẹp thi ca lên tiếng.

Theo NVTPHCM
Nhà thơ Phan Hoàng
Nhà thơ Phan Hoàng ở Gia Lai 2016
Nhà thơ Phan Hoàng với con trai Phan Hoàng Phan


Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

NHÀ THƠ TRẦN LÊ SƠN Ý - tiểu sử văn học

Nhà thơ Trần Lê Sơn Ý sinh năm 1976 ở Bình Định, tốt nghiệp chuyên ngành báo chí Khoa Ngữ văn - Báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện chị sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Lê Sơn Ý làm thơ, viết văn, làm báo. Đối với thi ca, Trần Lê Sơn Ý là cây bút trẻ tài năng sớm có chỗ đứng riêng biệt trong thế hệ xuất hiện đầu những năm 2000 với một bút pháp độc đáo, nội lực thơ có chiều sâu tri thức và ngôn ngữ thơ mới lạ.

Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014.

Tác phẩm đã xuất bản:

Cơn ngạt thở tình cờ (tập thơ - 2007)
- Sao con hỏi mà con kiến không trả lời? (nhật ký - 2018)
- Yêu thương là tự do (tản văn - 2018)

Giải thưởng văn học:

- Giải thưởng Lá Trầu 2007 cho tập thơ Cơn ngạt thở tình cờ.
- Tặng thưởng Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh 2008 cho tập thơ Cơn ngạt thở tình cờ.

Theo NVTPHCM

Nhà thơ Trần Lê Sơn Ý
Từ phải sang: Trần Lê Sơn Ý, Ngô Thuý Nga, Phan Hoàng, 
Phạm Phương Lan ở Đồng Tháp 2015




Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

NHÀ VĂN ĐOÀN THẠCH BIỀN - tiểu sử văn học

Nhà văn Đoàn Thạch Biền còn có bút danh Nguyễn Thanh Trịnh, tên khai sinh là Phạm Đức Thịnh, sinh ngày 10 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Nam Định. Anh dạy học, làm báo và viết văn tại miền Nam từ trước năm 1975, nguyên phóng viên báo Người Lao Động, Thư ký toà soạn báo Du Lịch Thành phố Hồ Chí Minh; sáng lập và thực hiện tập san Áo Trắng, đỡ đầu cho nhiều cây bút trẻ mới vào nghề.

Nhà văn Đoàn Thạch Biền là Uỷ viên Hội đồng Văn xuôi Hội Nhà văn TP.HCM khoá VII (2015-2020), Uỷ viên Ban Chấp hành Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh khoá VIII (2010-2015).

Tác phẩm đã xuất bản:

- Tập truyện ngắn: Ví dụ ta yêu nhau, Bất ngờ phía trái tim, Phượng yêu, Đừng đốt cháy bông hồng, Tôi thương mà em đâu có hay, Tôi hay mà em đâu có thương.

- Truyện vừa: Tình nhỏ làm sao quên, Mùa hè khắc nghiệt.
Truyện dài: Những ngày tươi đẹp.
Tập kịch ngắn: Đêm của cỏ
   

Theo NVTPHCM
                                                                             
Nhà văn Đoàn Thạch Biền





Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

NHÀ VĂN TRẦN NHÃ THUỴ - tiểu sử văn học

Nhà văn Trần Nhã Thuỵ tên thật là Trần Trung Việt, sinh năm 1973 ở Quảng Ngãi. Từ năm 1991 đến nay học và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - báo chí Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Từng làm việc tại Ban Văn hoá - văn nghệ báo Tuổi Trẻ, Trưởng đại diện báo Tuổi Trẻ & Đời Sống tại TP.HCM, Giám đốc Dự án Công ty Saigon Books. Hiện là Trưởng chi nhánh phía Nam NXB Hội Nhà văn.

Nhà văn Trần Nhã Thuỵ còn là Uỷ viên Ban Chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra kiêm Trưởng ban Nhà văn trẻ Hội Nhà văn TP.HCM khoá VII nhiệm kỳ 2015-2020, Uỷ viên Hội đồng Văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam khoá IX nhiệm kỳ 2015-2020.

Tác phẩm đã xuất bản:

Lặng lẽ rừng mai (tập truyện ngắn)
Thị trấn có tháp đồng hồ (truyện dài)
- Những bước chậm của thời gian (tập truyện ngắn)
- Gối đầu trên mây (tập tạp văn)
- Sự trở lại của vết xước (tiểu thuyết)
Chàng trẻ măng ở phố treo đầu (tập truyện ngắn)
Cuộc đời vui quá không buồn được (tập tạp văn)
- Mùi (tập truyện ngắn và tạp văn 2012)
- Hát (tiểu thuyết 2014)
Triều cường, chân ngắn và rau sạch (tạp văn 2014)

Giải thưởng văn học:

- Giải thưởng Truyện ngắn trẻ (báo Văn Nghệ Trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam 1998).
- Giải thưởng Truyện ngắn Văn học cho tuổi trẻ (NXB Thanh Niên - báo Văn Nghệ- Hội Nhà văn VN 2003).
- Tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM cho tiểu thuyết Sự trở lại của vết xước(năm 2009).

Quan niệm về văn học:

‘Viết, là tự lưu đày bản thân’ như Linda Lê nói, hay ‘tự sát thương’ mình, theo tôi cũng là theo nghĩa đó. Quả là buồn khi người đọc chỉ chăm chú theo dõi truyện kể gì, mà không hề để ý tới việc tác giả ứng xử với câu chữ như thế nào.

Theo NVTPHCM
Nhà văn Trần Nhã Thuỵ
Gia đình nhà văn Trần Nhã Thuỵ





Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

NHÀ THƠ TRƯƠNG GIA HOÀ - tiểu sử văn học

Nhà thơ Trương Gia Hoà sinh ngày 13 tháng 5 năm 1975, quê quán ở Trảng Bàng, Tây Ninh. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - báo chí Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trương Gia Hoà từng làm việc ở Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, báo Sài Gòn Tiếp Thị, Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010.

Tác phẩm đã xuất bản:

Sài Gòn thềm xưa nắng rụng (tạp văn), NXB Văn Hoá Văn Nghệ 2017
Đêm nay con có mơ không? (tạp văn), NXB Văn Hoá Văn Nghệ 2017
Sóng sánh mẹ và anh (thơ), NXB Văn Nghệ 2005
  
Theo NVTPHCM
Nhà thơ Trương Gia Hoà




NHÀ THƠ VŨ TRỌNG QUANG - tiểu sử văn học

Nhà thơ Vũ Trọng Quang còn có bút danh Nhị Ka, quê quán Quảng Nam - Đà Nẵng, hiện sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ trương tập san Văn Chương sau năm 1975.

Hội viên Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh.
          
Tác phẩm đã xuất bản:

Nỗi buồn của chúng ta (1973)
Đã hết giờ Lọ Lem (1994)
Hôm qua hôm nay hôm sau (2006)
   
Thực hiện các tuyển thơ:

Thơ tự do (1999)
Thơ hôm nay (2003)
Bông & Giấy (2010)

Quan niệm văn học:

"Thơ phải biến dịch đi tới, bước đi thơ bước đi vận động biện chứng, đứng lại đồng nghĩa với lùi lại. Nhà thơ là kẻ thất bại trên hành trình đi từ khởi điểm này đến khởi điểm khác, kẻ ý thức về đỉnh cao chứ không thể chạm tới đỉnh cao".

Nguồn: NVTPHCM

Nhà thơ Vũ Trọng Quang




Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

NHÀ VĂN LÊ VĂN THẢO - tiểu sử văn học

Nhà văn Lê Văn Thảo tên thật là Dương Ngọc Huy, sinh ngày 01 tháng 10 năm 1939 tại Sài Gòn, quê quán huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An; thuở nhỏ sống ở Đồng Tháp Mười và Long Xuyên, An Giang quê ngoại. Ông học Khoa Toán - Đại học Khoa học Sài Gòn, thoát ly vào chiến khu chống Mỹ năm 1962, bắt đầu viết văn từ năm 1965.

Nhà văn Lê Văn Thảo nguyên là Phó tổng biên tập tuần báo Văn Nghệ TP.HCM, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khoá 7 (2005-2010), Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM khoá 4 và 5 (2000-2010), Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM.

Sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư, nhà văn Lê Văn Thảo đã từ trần lúc 01h sáng ngày 21 tháng 10 năm 2016 (nhằm 18.8 năm Bính Thân), được đưa đi an táng tại Nghĩa trang TP.HCM ở Thủ Đức.

Tác phẩm đã xuất bản:

Cửa số màu xanh (tập truyện ngắn)
Con mèo (tập truyện ngắn)
Chuyện nhỏ tình yêu (truyện ngắn)
Ông Cá Hô (truyện ngắn)
Truyện ngắn chọn lọc của Lê Văn Thảo (2011)
Lên núi thả mây (truyện ngắn - 2011)
Con đường xuyên rừng (tiểu thuyết)
Một ngày và một đời (tiểu thuyết)
Cơn giông (tiểu thuyết - 2005)
Sóng nước Vàm Nao (tiểu thuyết)
Những năm tháng nhọc nhằn (tiểu thuyết - 2012)
- Nhỏ con, có chịu thôi đi không? (truyện ngắn - 2016)
Ở R, chuyện kể sau 50 năm (hồi ký - 2018)

Giải thưởng văn học:

- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1998 và 2003.
- Giải thưởng ASEAN năm 2006 với tiểu thuyết Cơn giông.
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012.

Quan niệm sáng tác:

- Công việc viết văn là của từng người, hoàn toàn độc lập, riêng tư. Có câu ví von rất hay: mỗi nhà văn là một Hội. Hội không giống các cơ quan công quyền khác, mà có lẽ giống câu lạc bộ hơn, nơi hội viên gặp gỡ trao đổi về nghề nghiệp, động viên nhau sáng tác. Tôi có thời gian dài đi kháng chiến, những năm công tác trong quân đội, đời sống tập thể, đồng đội gắn bó đối với tôi rất quí giá. Tôi coi các nhà văn trong Hội cũng là đồng đội. Tôi nghĩ không có Hội, có những trại sáng tác, những buổi hội thảo, tôi khó có dịp gặp gỡ chuyện trò với anh em. Hội đối với chúng ta, cần thiết như một ngôi nhà chung.

Theo NVTPHCM
Nhà văn Lê Văn Thảo và tác phẩm
Nhà văn Lê Văn Thảo (bên phải) với gia đình người em ruột Lê Văn Duy






Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

NHÀ VĂN TIẾN ĐẠT - tiểu sử văn học

Nhà văn Tiến Đạt họ tên đầy đủ là Nguyễn Tiến Đạt, sinh ngày 01.5.1975 ở Quảng Ngãi. Tốt nghiệp Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện làm việc tại Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist).

Nhà văn Tiến Đạt là Phó ban Nhà văn trẻ Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh khoá VI, VII (2010-15). Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2014.

Tác phẩm đã xuất bản:

Có con chim lạ trong thành phố (tập truyện ngắn - 2003).
Tội lỗi tự nhiên (tập truyện ngắn - 2006)
Thể xác lưu lạc (tiểu thuyết - 2009)
Truy đuổi tâm trạng mỹ nhân (tiểu thuyết - 2014)
Lữ khách - gió bụi xa gần (du ký - 2014)

Giải thưởng văn học:

- Tặng thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2014 cho tập truyện ngắn Truy đuổi tâm trạng mỹ nhân.

Theo NVTPHCM
Nhà văn Tiến Đạt
Từ trái sang: Phan Hoàng, Giản Thanh Sơn, Tiến Đạt, Trần Nhã Thuỵ 
trên đỉnh đèo Gió - Bắc Kạn 27.5.2012




NHÀ VĂN NGUYỄN MINH NGỌC - tiểu sử văn học

Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc còn có các bút danh Lan Chi, Đức Nguyện. Ông sinh ngày 30 tháng 8 năm 1957, quê quán làng Quang Dụ, xã Đức Quang, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Tháng 4 năm 1975, đang học phổ thông thì nhập ngũ. Cuối năm 1975, về Quân chủng Phòng không - Không quân. Học đào tạo sĩ quan chính trị tại Trường Sĩ quan Không quân (1980-1983), từng là Trưởng ban Tuyên huấn Nhà trường. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Huế (1987-1991).

Từ năm 1997, ông chuyển sang làm biên tập văn xuôi Tạp chí Nha Trang thuộc Hội VHNT Khánh Hoà. Cuối năm 2004, Bộ Quốc phòng điều động về Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, phụ trách Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Biên tập viên NXB QĐND và Tạp chí Văn hóa Quân sự. Quân hàm Đại tá.

Hiện ông thường trú tại: 2/26 Quốc lộ 13, Khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc là Phó ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam khoá IX, Phó ban Kiểm tra Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh khoá VII (2015-2020).

Tác phẩm đã xuất bản:

Cành mận trắng (tập truyện, Nxb Thanh Niên, 1997);
Một thời và mãi mãi (tập ký, Nxb Hội Nhà văn, 2001);
Một cõi ấu thơ (truyện dài, Nxb Kim Đồng, 2002);
Bay đêm (tập truyện, Nxb QĐND, 2002);
Đất thiêng (truyện dài 2 tập, Nxb Trẻ, 2003);
Chị Ngần (tập truyện, Nxb Kim Đồng, 2004);
Trong nắng gió Trường Sa (tập ký, Nxb QĐND, 2006);
Người đàn bà trước biển (tập truyện, Nxb QĐND, 2007);
Cao hơn bầu trời (Kịch bản phim truyện, 50 tập, Hãng Phim Giải phóng, 2012);
Đất lành (tập truyện, Nxb QĐND, 2014); 
Một thoáng đất và người (tập ký, Nxb QĐND, 2014)

Giải thưởng văn học:

- Giải Nhì truyện ngắn Cây bút vàng (1996-1998) của Hội Nhà văn VN và Bộ Công an.
- Giải Nhất cuộc thi ký Khánh Hoà xưa và nay của Hội VHNT Khánh Hoà.

Quan niệm văn học:

Tôi được sinh ra ở một cái làng nhỏ bên bờ sông Lam hiền hòa mà dữ dội. Tuổi thơ tôi lấm láp phù sa, chen lẫn trong đó là bom đạn mù trời của giặc Mỹ. Giờ đây, ba phần tư cái làng quê ấy đã vĩnh viễn chìm lỉm dưới đáy dòng Lam biêng biếc xanh. Nỗi đau và niềm tiếc nuối ấy đã thôi thúc tôi cầm bút với ước muốn tái hiện và lưu giữ lại cho các con tôi chút hình bóng của quê cha đất tổ. Ám ảnh trong các trang viết của tôi bao giờ cũng là hình ảnh người lính với tất cả chiều kích của họ, và những người phụ nữ phải gánh chịu nhiều hy sinh mất mát trong chiến tranh. Chắc chắn tôi sẽ còn viết mãi về họ với tất cả tình yêu và lòng kính trọng

Theo NVTPHCM

Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc và Phan Hoàng ở Gia Lai 2016



BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT

Nguyễn Phan Quế Mai: Hãy nói về cuộc đời

Xe vút đi trên những con đường cao tốc, còn tôi thì ngồi đó, lặng người trong giai điệu trầm bổng của Khúc Thụy Du. Mùa hạ California nở bun...